Từ điển môn Tiếng Việt lớp 5 - Tổng hợp các khái niệm Tiếng Việt 5 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc - Từ điển môn ..

Hướng dẫn viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện - Tiếng Việt 5

1. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện là gì?

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện là đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc một câu chuyện. Trong đoạn văn, em kể tóm tắt nội dung chuyện và nói về những điều em thích ở câu chuyện và học được điều gì từ câu chuyện.

2. Cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện

- Xác định yêu cầu đề bài.

- Xác định nội dung từng phần của đoạn văn:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.

+ Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

+ Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

- Tìm ý

- Viết đoạn văn.

Ví dụ: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện

a. Mở đầu:

- Tên câu chuyện: Cánh đồng hoa.

- Ấn tượng chung: Mang đến cho em những cảm xúc thật sâu sắc.

b. Triển khai:

- Tóm tắt câu chuyện: Kể về quá trình các bạn nhỏ Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ cải tạo cánh đồng cỏ thành một cánh đồng hoa xinh đẹp.

- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:

+ Nội dung câu chuyện hay và ý nghĩa:

·        Cảm động trước hình ảnh Mư Hoa rơi nước mắt khi chứng kiến đồng cỏ bỗng xuất hiện một bãi rác lớn, bốc mùi.

·        Một ý tưởng tuyệt vời đã ra đời đó là biến cánh đồng cỏ thành một cánh đồng hoa rực rỡ.

=> Những bông hoa đua nhau khoe sắc và không thấy ai đến đây đổ rác nữa.

+ Ý nghĩa: Là một bài học quý giá về tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Xúc động trước sự đoàn kết vào lòng quyết tâm của các bạn nhỏ, khi đã biến nỗi buồn thành niềm vui, mang lại sắc màu rực rỡ cho cuộc sống của cả làng.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Hình ảnh nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muộn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng vẫn in đậm trong tâm trí em.

3. Lưu ý

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện:

+ Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

+ Nội dung chính mỗi phần là:

– Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.

– Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

– Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

+ Người viết cần thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung và tình tiết có trong câu chuyện. Đồng thời phải đồng cảm với nhân vật có trong truyện.