Cung cấp thông tin cơ bản về một cuốn truyện lịch sử, khơi gợi hứng thú ở người nghe và khuyến khích họ tìm đọc tác phẩm.
A. TRƯỚC KHI NÓI
- Phương án 1:
+ Cần lưu ý chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói một cách phù hợp
+ Ghi những từ ngữ, câu văn quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày
- Phương án 2: Đọc kĩ cuốn truyện
+ Giới thiệu chung về cuốn truyện (tên truyện, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang,...).
+ Giới thiệu nội dung của cuốn truyện (thời kì lịch sử được tái hiện trong truyện, tóm lược cốt truyện, nêu các sự kiện gắn với nhân vật chính và các nhân vật có liên quan,...).
+ Nhận xét ngắn gọn một số nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện (sự hấp dẫn của cách kể, cách khắc hoạ nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại,...).
+ Nêu một vài suy nghĩ của em về cuốn truyện.
B. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
- Bám sát dàn ý đã lập để trình bày bài nói cho rõ ràng, mạch lạc:
+ Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
+ Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
+ Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.
- Lưu ý: Khi trình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình, ... ), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ...
C. SAU KHI NÓI
Trao đổi, đánh giá những vấn đề sau đây để cùng rút kinh nghiệm:
- Các thông tin chung về cuốn truyện đã được giới thiệu rõ ràng chưa?
- Nội dung bài nói đã làm rõ được những thông tin quan trọng về nội dung và nghệ thuật của cuốn truyện chưa?
- Cảm xúc, suy nghĩ của người nói về cuốn truyện được thể hiện như thế nào?
- Việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, khả năng tương tác với người nghe đạt mức độ nào?
- Người nghe có thái độ như thế nào? Có nắm bắt được nội dung bài nói và nêu đuợc ý kiến trao đổi không?
Các bài khác cùng chuyên mục