Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp trang 11, 12, 13 VBT Đạo Đức 2. Bài tập 1: Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước việc làm đúng và giải thích vì sao:
Bài tập 1
Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước việc làm đúng và giải thích vì sao:
□ a) Sau giờ thủ công, Dương thu gọn giấy vụ cho vào sọt rác của lớp.
□ b) Khi đi học về, Ngọc để cặp sách, quần áo, giày dép... mỗi thứ một nơi rồi chạy đi chơi.
□ c) Lan gấp gọn quần áo vừa phơi khô và cất vào tủ.
□ d) Hoa ăn bánh kẹo và vứt giấy gói ra sàn nhà.
Lời giải chi tiết:
Những việc làm đúng là a, c vì đây là những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp.
Bài tập 2
Em hãy nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi tranh sau:
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Các bạn cất gọn giày dép và mũ nén đúng nơi quy đính. Đây là hành động thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp.
- Tranh 2: Bạn nữ để sách vở, đồ chơi bừa bãi. Đây là hành động không thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp.
- Tranh 3: Bạn nam sắp xếp sách vở gọn gàng trên giá sách. Đây là hành động thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp.
- Tranh 4: Các bạn có nhiệm vụ trực nhật nhưng lại quên không trực nhật, để lớp học bừa bãi, lộn xộn. Đây là một hành động vô trách nhiệm và không gọn gàng, ngăn nắp.
Bài tập 3
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng:
□ a) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật.
□ b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian.
□ c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp.
□ d) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình em.
□ đ) Gọn gàng, ngăn nắp sẽ dễ dàng tìm thấy đồ dùng.
□ e) Cần gọn gàng ngăn nắp cả khi ở lớp và khi ở nhà.
□ g) Gọn gàng, ngăn nắp giúp cho đồ dùng bền, đẹp lâu hơn.
□ h) Giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp là việc làm của những người lớn trong gia đình.
Lời giải chi tiết:
Những ý kiến em cho là đúng là: b, c, d, đ, e, g
Bài tập 4
Em sẽ ứng xử thế nào trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi.
b) Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình.
c) Ở lớp bán trú, Nam được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm.
d) Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập ở nhà, nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
Lời giải chi tiết:
a) Em sẽ nhắn bạn chờ mình một chút rồi nhanh chóng dọn dẹp mâm bát trong nhà rồi mới đi chơi cùng với bạn.
b) Em sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ rồi mới đi xem phim hoạt hình.
c) Em sẽ nhắc nhở Nam để bạn ấy thực hiện công việc được giao.
d) Em sẽ nói chuyện với bố mẹ rồi cùng bố mẹ thu xếp đồ đạc một cách gọn gàng nhất.
Bài tập 5
Em hãy nhận xét xem lớp mình đã gọn gàng, ngăn nắp chưa và cần làm gì để lớp gọn gàng, ngăn nắp?
Lời giải chi tiết:
- Lớp em đôi khi còn chưa được gọn gàng, ngăn nắp vì có lúc các bạn sẽ vô ý vứt rác bừa bãi ra lớp.
- Để lớp gọn gàng ngăn nắp chúng ta cần phải:
+ Phân công lịch trực nhật cụ thể, rõ ràng
+ Mỗi bạn học sinh cần có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, gọn gàng.
Bài tập 6
Em hãy tự đánh giá việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi của bản thân
Lời giải chi tiết:
Chỗ học tập, chỗ chơi của em đã được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp.
Lí thuyết
Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi
Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên.
Đồ chơi, sách vở đẹp bền
Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu
Loigiaihay.com
- Bài 4: Chăm làm việc nhà
- Bài 5: Chăm chỉ học tập
- Bài 6: Quan tâm, giúp đỡ bạn
- Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
>> Xem thêm