Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh>
Giải Tự nhiên và Xã hội 1 SGK bài 3 trang 8, 9 nhận biết các vật xung quanh với bài soạn ngắn gọn nhất
Hoạt động 1
Hoạt động quan sát và trả lời: Hãy nói về các vật xung quanh bạn
Phương pháp giải:
Quan sát các vật trong bức tranh trên hoặc sự vật xung quanh mình và nói về các vật đó cho mọi người hiểu. Chúng có màu sắc gì? Hình dáng ra sao? Mùi vị như thế nào?....
Lời giải chi tiết:
- Hoa loa kèn có màu trắng, cánh mỏng và mềm, mùi hương dìu dịu, cành và lá có màu xanh lá cây.
- Que kem: Lạnh, mùi vị ngọt và thơm.
- Nước đá: Lạnh, có hình dáng các khối, viên
- Chú mèo: Có bộ lông mềm mại, vuốt sắc nhọn ở bốn chân, mũi hồng ươn ướt, mắt tròn long lanh thường sáng xanh vào ban đêm,…
- Quả mít: Vỏ ngoài sần sùi, màu xanh rêu, ruột bên trong có các múi màu vàng, trong các múi mít có hạt, mít có mùi thơm
- Ti vi: Thường có hình hình chữ nhật, có thể xem các phim, các chương trình giải trí trên đó, phải có điện mới có thể sử dụng được.
- Siêu nước: Vỏ ngoài trơn nhẵn, làm bằng nhôm, có vòi, bên trong thường được dùng để chứa nước.
- Cái trống: Mặt trốn trơn nhẵn, sườn trống tròn, có dùi trống dùng để đánh, khi dùng dùi đánh vào mặt trống sẽ phát ra âm thanh “tùng…tùng”
- Quả bóng bay: Có nhiều màu sắc sặc sỡ, vỏ ngoài mỏng trơn nhẵn, dễ vỡ, nhẹ
Hoạt động 2
Hoạt động quan sát và trả lời: Bạn nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ các vật xung quanh bằng gì?
Phương pháp giải:
Con thử suy nghĩ xem những bộ phận trong hình vẽ trên là gì? Và con thường dùng những bộ phận này để làm gì?
Lời giải chi tiết:
- Mắt (thị giác): Dùng để nhìn các vật.
- Mũi (thính giác): Dùng để ngửi các vật.
- Miệng (vị giác): Dùng để nếm các vật.
- Tai (thính giác): Dùng để nghe các vật.
- Tay (xúc giác): Dùng để sờ các vật.
Hoạt động 3
Trò chơi học tập: Trò chơi “Nhận biết các vật xung quanh”
Con dùng các giác quan để nhận biết các vật xung quanh mình
Kiến thức cần nhớ
Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) da (xúc giác) mà chúng ta có thể nhận biết được mọi vật xung quanh, nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn các giác quan của cơ thể. |
Loigiaihay.com
- Bài 4: Bảo vệ mắt và tai
- Bài 5: Vệ sinh thân thể
- Bài 6: Chăm sóc và bảo vệ răng
- Bài 7: Thực hành: Đánh răng và rửa mặt
- Bài 8 Ăn, uống hằng ngày
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục