Bài 14: An toàn khi ở nhà>
Giải Tự nhiên và Xã hội 1 SGK bài 14 trang 30, 31 an toàn khi ở nhà với bài soạn ngắn gọn nhất
Hoạt động 1
Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc, nhọn, bạn cần chú ý điều gì?
Phương pháp giải:
Quan sát bức tranh và liên hệ hàng ngày khi các em dùng các vật sắc, nhọn thì cần chú ý điều gì? Những vật sắc, nhọn có thể làm em bị thương. Vậy khi dùng chúng em cần làm gì để bảo vệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi phải sử dụng dao hoặc những đồ dùng sắc nhọn, cần rất cẩn thận nếu không dễ đứt tay. Dùng dao nên cầm ở chuôi dao, còn những vật nhọn thì chúng ta nên tránh xa tầm tay ở vật nhọn.
Hoạt động 2
Hoạt động quan sát và trả lời câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên? Trong tình trường hợp xảy ra như hình vẽ, bạn sẽ làm gì, nói gì?
Phương pháp giải:
Quan sát bức tranh và trả lời.: Em sẽ làm gì và nói gì nếu gặp các trường hợp đó? Có nên để đèn dầu cạnh màn ngủ không? Khi nhìn thấy ấm nước đang sôi em có được chạm vào ấm không? Em có được tự ý cắm các thiết bị điện không?
Lời giải chi tiết:
- Những điều có thể xảy ra trong cảnh trên:
+ Cảnh 1: có thể gây cháy màn, từ đó có thể cháy nhà và ảnh hưởng đến tính mạng.
+ Cảnh 2: có thể làm chúng ta bị bỏng
+ Cảnh 3: có thể làm chúng ta bị điện giật.
- Nếu gặp vào những trưởng hợp trên em sẽ: không thể đèn dầu sát vào những vật dễ cháy, gọi ngay cho bố mẹ, không chạm vào vật nóng dễ bóng. Không tự ý cắm điện.
Kiến thức cần nhớ
Khi sử dụng các vật sắc, tiếp xúc các vật nhọn thì các em nên sử dụng cẩn thận đề phòng làm đứt tay. Không để đèn dầu và các vật gây cháy trong màn hay những vật bắt lửa. Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy. Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm hoặc ổ điện. |
Loigiaihay.com
- Bài 15: Lớp học
- Bài 16: Hoạt động ở lớp
- Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
- Bài 18 Cuộc sống xung quanh
- Bài 19: Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo)
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục