Chương 2. Cấu trúc tế bào trang 27, 28, 29 SBT Sinh 10 Kết nối tri thức với cuộc sống


Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 27 1

Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? Kể tên các bào quan thường có ở tế bào nhân thực. Hãy cho biết: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân thực?

(1) Tế bào trùng amip                     (2) Tế bào vi khuẩn lam

(3)  Tế bào lông ruột                       (4) Tế bào vi khuẩn

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu                 (6) Tế bào tảo

(7) Tế bào vi khuẩn E.coli                 (8) Tế bào bèo hoa dâu

(9) Tế bào cộng sinh trong rễ cây họ Đậu 

(10) Tế bào hồng cầu không nhân


Lời giải chi tiết:

Những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

 

Các bào quan thường có trong tế bào nhân thực là: Nhân, Ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi, Lysosome, peroxisome, ..

-Tế bào nhân thực là (1) Tế bào trùng amip (3)  Tế bào lông ruột (5) Tế bào rễ cây họ Đậu (6) Tế bào tảo(8) Tế bào bèo hoa dâu(10) Tế bào hồng cầu không nhân


CH tr 27 2

Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?

Phương pháp giải:

Nắm được cấu trúc của các tế bào động vật và thực vật và sinh vật nhân thực đơn bào để từ đó tìm ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật đơn bào có đặc điểm cấu tạo chung: màng tế bào, bào tương (nguyên sinh chất) và nhân. 

Các tế bào động vật và thực vật có đặc điểm khác so với các sinh vật nhân thực đơn bào là ở màng tế bào. Màng của đơn bào là phần dày lên của lớp bào tương ngoài, màng rất mỏng. Màng của đơn bào có tính thấm chọn lọc để trao đổi chất với môi trường. Khác với màng của thực vật và vi khuẩn có cấu trúc sợi nhiều lớp (từ hai đến năm lớp).

CH tr 27 3

Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?

A. Nhân                   B. Ti thể                     C. Plasmid                 D. Lưới nội chất

Lời giải chi tiết:

Nhân, Ti thể, Lưới nội chất có ở tế bào nhân thực.

⇒ Chọn đáp án C


CH tr 27 4

Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?

A. Lục lạp              B. Mạng lưới nội chất               C. Bộ máy Golgi               D. Màng nhân

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc không thuộc hệ thống màng nội bào là lục lạp

⇒ Chọn đáp án A


CH tr 27 5

Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A. Lục lạp               B. Ti thể                 C. Không bào trung tâm                 D. Thành tế bào

Lời giải chi tiết:

Lục lạp, không bào trung tâm, thành tế bào có ở tế bào thực vật. 

Ti thể có cả ở tế bào thực vật và tế bào động vật

⇒ Chọn đáp án B


CH tr 27 6

Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?

A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất

B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất

C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất 

D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất


Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.

CH tr 28 7

Trong các phát biểu về đặc trưng của các riboxom liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.

(II) Ribosome  liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do

(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết

(IV) Ribosome liên kết thường bám chặt vào mặt trong của màng tế bào.

A. 1                 B. 2               C. 3                 D. 4

Lời giải chi tiết:

⇒ Chọn đáp án A (ý số III đúng)

CH tr 28 8

Từ kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.

Phương pháp giải:

Nắm được cấu trúc của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật


Lời giải chi tiết:

Cấu trúc tế bào nhân sơ

Cấu trúc tế bào nhân thực:

Cấu trúc tế bào thực vật:

Cấu trúc tế bào động vật:

CH tr 28 9

Chú thích tên các thành phần và hoàn thành bảng chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu đã cho dưới đây:

 

Lời giải chi tiết:

CH tr 28 10

Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.

Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, ti thể, trung thể, lục lạp, không bào, vi ống, thành tế bào, chất nền ngoại bào, vi sợi, bộ máy Golgi, sợi trung gian, màng tế bào, peroxysome, ribosome, nhân con, lỗ màng nhân, túi, lông roi, vi nhung, sợi liên bào.


CH tr 28 11

Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?

Phương pháp giải:

Nắm được chức năng của thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật. 


Lời giải chi tiết:

Thành tế bào thực vật có vai trò bảo vệ tế bào, xác định hình dạng kích thước của tế bào; bảo vệ các thành phần bên trong của tế bào. Chất nền ngoại bào của động vật được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin

Khi thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì tế bào sẽ không được tiếp nhận thông tin dẫn đến không phản ứng kịp các tác động từ bên ngoài.


CH tr 28 12

Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Phương pháp giải:

* Cấu trúc khảm của màng tế bào.

- Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và các phân tử protein xuyên màng hoặc trên màng(MSC là màng khảm động).

+ Các phân tử photpholipit tạo thành lớp kép xếp theo kiểu đầu ưu nước quay ra ngoài và đầu kị nước quay vào trong.

+ Các Protein phân bố đa dạng và linh hoạt trong lớp kép photpholipit để thực hiện các chức năng sinh học như: protein kênh vận chuyển, protein thụ thể…

+ Bên ngoài MSC gluxit liên kết với prôtêin Glicoprotein - là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau, làcác thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.

- Ở động vật MSC còn có các phân tử côlestêrôn (một dạng Lipit) làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

* Cấu trúc động:

- Các phân tử photpholipit và các phân tử protein của MSC có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ tạo tính mềm dẻo, linh động của MSC.

- Tính động của MSC phụ thuộc vào cấu trúc của MSC và phụ thuộc vào điều kiện môi trường.


Lời giải chi tiết:

Mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động:

Lai tế bào hồng cầu chuột với tế bào hồng cầu của người. Trên MSC mỗi loại tế bào này đề có những protein đặc trưng cho từng loại. Tế bào lai tạo ra nhận thấy các phân tử protein của người và chuột xen kẽ nhau trong MSC. => Chứng tỏ các protein trên màng MSC có tính khảm động.


CH tr 28 13

Hãy nêu và giải thích ít nhất hai điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được


CH tr 29 14

Một amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó. Hãy mô tả con đường mà amino acid đó đã đi qua và cho biết, ở mỗi nơi trên con đường ấy, nó đã được biến đổi như thế nào.

Phương pháp giải:

Thứ tự của các bào quan khi axitamin đó đi qua 


Lời giải chi tiết:

 Con đường mà axit amin đó đi qua:

- Màng sinh chất thực hiện quá trình hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng.

- Riboxom trên lưới nội chất hạt thực hiện sinh tổng hợp chuỗi pôlipeptit gửi đến bộ máy

Gôngi bằng túi tiết.

- Ở bộ máy Gôngi: Hoàn chỉnh cấu trúc chuỗi polipeptit tạo thành protein hoàn chỉnh,vận

chuyển tới màng sinh chất bằng túi tiết.

- Qua màng sinh chất: Thực hiện cơ chế xuất bào chuyển protein ra ngoài tế bào.


CH tr 29 15

Nêu các chức năng của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.

Phương pháp giải:

Nắm được chức năng của lưới nội chất (lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn)


Lời giải chi tiết:

  • Hệ thống lưới nội chất gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất chất trơn. Lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc. Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome, là nơi tổng hợp protein

  • Lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất ở tế bào bạch cầu vì lưới nội chất hạt (đính các hạt riboxom) tham gia tổng hợp protein và bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu.

  • Lưới nội chất trơn phát triển ở gan nhiều nhất vì chức năng của lưới nội chất trơn: tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại => các chức năng chính của gan.

CH tr 29 16

Nấm men là một sinh vật lí tưởng để nghiên cứu các quá trình sống của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng được trên nhiều môi trường với các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến khác nhau ở nấm men gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào. 

a) Một đột biến làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là oleat (một acid béo dạng chuỗi dài). Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

b) Một đột biến khác làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là glycerol. Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?


Phương pháp giải:

Nắm được chức năng của các bào quan 


Lời giải chi tiết:

a) Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome

- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được B-oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat thành acetyl-CoA

- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho tế bào.

b) Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là glycerol. Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn.

Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi truyền electron


CH tr 29 17

Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh nhờ quá trình thực bào. Các enzym tiêu hóa chỉ giết được các mầm bệnh trong môi trường acid. Hãy cho biết có những sự kiện nào xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzyme tiêu hóa trong quá trình thực bào trên.

Phương pháp giải:

Nắm được cơ chế của quá trình thực bào của bạch cầu


Lời giải chi tiết:

Cơ chế phụ thuộc oxy là một quá trình thực bào thường có kèm theo sự bùng nổ oxy hóa  do hoạt động của ba hệ thống enzym chính:

+ NADPH oxidase: khử oxy phân tử thành oxi nguyên tử (loại này rất độc).

+ Myeloperoxidase: với sự  có mặt của ion clo, chuyển hydropeoxit thành HOCl–. Các gốc oxy tự do này là chất oxy hóa, đặc biệt là HOCl đây là chất oxy hóa mạnh có tác dung diệt vi  khuẩn hiệu quả.

+ NO synthetase: từ arginin và oxy tạo ra NO giúp chống yếu tố gây viêm thông qua việc làm hủy hoại các protein, acid nhân…của vi  khuẩn.

Các enzym oxydase chỉ có trong hốc thực bào do vậy chúng có tác dụng diệt các vi sinh vật ngoại bào, còn NO synthetase thì ở ngay trong bào tương của mọi tế bào có nhân (có hay không có thẩm quyền miễn dịch) giúp mọi tế bào chống lại đối tượng thực bào là vi sinh vật nội bào.


CH tr 29 18

Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào. Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.

Phương pháp giải:

Cần nắm được kĩ thuật chuyển nhân và hiểu được chức năng của nhân: nhân mang thông tin di truyền quy định các tính trạng của tế bào.


Lời giải chi tiết:

Các con ếch con chủ yếu có đặc điểm của loài ếch lấy nhân vì các con ếch này được tạo thành từ tế bào chuyển nhân mang nhân của loài ếch lấy nhân. Tế bào mang NST chưa DNA là vật chất di truyền của loài nên nhân mang tính chất là nơi chưa vật chất mang thông tin fi truyền của loài, mang đặc trưng cho loài.


CH tr 29 19

Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có  xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về chức năng các bào quan trong tế bào


Lời giải chi tiết:

- Giả thuyết: tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào

⇒Lấy thí nghiệm chứng minh giả thuyết đó: 

- Đầu tiên ta lấy một tế bào bình thường và một tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng

- Sau một thời gian quan sát:

  • Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi

  • Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí