Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất trang 37, 38 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo>
Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình thuộc trao đổi chất ở tế bào?
CH tr 37 11.1
Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình thuộc trao đổi chất ở tế bào?
1) Tổng hợp và phân giải ATP
2) Sự vận chuyển oxygen từ phế nang đến các tế bào
3) Chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng
4) Lấy carbon dioxide và giải phóng oxygen trong quang hợp
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 37 11.2
Hình 11.1 đang mô tả quá trình nào?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Thực bào
D. Xuất bào
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 37 11.3
Quan sát Hình 11.2 và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1) Phương thức vận chuyển (b) và (c) là vận chuyển cần chất mang
2) Nước được vận chuyển qua màng theo phương thức (a)
3) Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực được vận chuyển qua màng theo phương thức ở hình (2)
4) Chất mang có thể là protein xuyên màng hoặc protein bám màng
5) Các phân tử có kích thước lớn như glucose được vận chuyển qua màng theo phương thức ở hình (2)
6) Phương thức vận chuyển như ở hình (2) gồm: đồng chuyển và đối chuyển.
A. 2 B. 4 C. 5 D. 6
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 38 11.4
Nước được vận chuyển qua màng sinh chất là nhờ
A. lớp phospholipid B. kênh ion C. protein bám màng D. kênh aquaporin
Phương pháp giải:
Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt gọi là aquaporin.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 38 11.5
Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là
A. hấp thụ và bài tiết
B. đồng hóa và dị hóa
C. xuất bào và nhập bào
D. ẩm bào và thực bào
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
CH tr 38 11.6
Trình bày cơ chế vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất?
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có thể được thực hiện bằng 2 con đường:
- Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực (không tan trong nước), tan trong lipid được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép.
- Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước được vận chuyển nhờ các kênh protein xuyên màng. Mỗi kênh protein chỉ vận chuyển các chất có cấu trúc phù hợp.
- Nước được thẩm thấu qua màng nhờ kênh protein đặc biệt gọi là aquaporin.
CH tr 38 11.7
Tại sao khi bón quá nhiều phân cho cây thì cây có thể bị hép, thậm chí là chết?
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Khi bón quá nhiều phân làm cho môi trường đất trở nên ưu trương, do đó, cây không hút được nước trong quá trình thoát hơi nước diễn ra => cây bị thiếu nước nên bị héo. Nếu tình trạng héo kéo dài sẽ làm chết cây.
CH tr 38 11.8
Một thí nghiệm được tiến hành như Hình 11.3. Em hãy dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra sau một thời gian và giải thích.
Phương pháp giải:
Nắm vững các quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Sau một thời gian, mực nước ở ống B sẽ dâng lên còn ở ống A sẽ bị hạ xuống.
Nguyên nhân là do ở ống A có nồng độ saccharose thấp hơn ở ống B nên nước di chuyển qua màng bán thấm từ ống A sang ống B làm cho mực nước ở ống B dâng lên, còn saccharose không di chuyển qua màng.
CH tr 38 11.9
Máu là môi trường lỏng của cơ thể người, trong máu có nồng độ NaCl là 0,9%, với nồng độ này, hồng cầu trong máu giữ vững được cấu trúc và hoạt động tốt nhất. Ta lấy hồng cầu người cho vào ba lọ được đánh số 1, 2 và 3 có nồng độ NaCl lần lượt là 0,12%; 0,9% và 0,6%. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy dự đoán hiện tượng có thể xảy ra với các tế bào hồng cầu trong mỗi lọ. Giải thích.
Phương pháp giải:
Nẵm vững được kiến thức về 3 loại môi trường được phân chia theo nồng độ chất tan bên trong đó, chính là môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
Lời giải chi tiết:
Lọ 1 là môi trường ưu trương nên nước từ tế bào hồng cầu được vận chuyển ra ngoài làm tế bào hồng cầu teo lại.
Lọ 2 là môi trường đẳng trưởng nên không có sự vận chuyển nước ra vào tế bào, do đó, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng.
Lọ 3 là môi trường nhược trương nên nước từ môi trường sẽ được vận chuyển vào tế bào hồng cầu làm tế bào hồng cầu trương lên rồi vỡ ra.
CH tr 38 11.10
Nước sấu ngâm là một loài nước giải khát được ưa chuộng vào mùa nắng nóng. Người ta lấy quá sấu ngâm ngập tỏng nước đường khoảng 3 - 4 ngày là có thể dùng được. Sau khi ngâm, tại sao kích thước quả sấu lại teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn?
Phương pháp giải:
Nẵm vững được kiến thức về 3 loại môi trường được phân chia theo nồng độ chất tan bên trong đó, chính là môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
Lời giải chi tiết:
Nước đường là môi trường ưu trương so với tế bào, khi ngâm sấu, nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài làm tế bào bị mất nước nên quả sấu bị giảm kích thước và nhăn nheo.
- Bài 12. Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất trang 39, 40 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào trang 41, 42, 43 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme trang 44, 45, 46 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trang 47, 48 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trang 49, 50 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 6 trang 98 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Virus gây bệnh trang 95, 96, 97 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Ứng dụng virus trong y học và thực tiễn trang 92, 93, 94 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Virus trang 89, 90, 91 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 5 trang 88 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 6 trang 98 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Virus gây bệnh trang 95, 96, 97 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Ứng dụng virus trong y học và thực tiễn trang 92, 93, 94 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Virus trang 89, 90, 91 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 5 trang 88 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo