Giải chuyên đề học tập Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo Phần một. Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một ..

Phần I. Đọc ngữ liệu tham khảo trang 6 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo


Nhận định về thời điểm ra đời của truyện Lục Vân Tiên dựa trên cơ sở nào và có gì đáng chú ý? Cước chú 3 trong trường hợp này có tác dụng gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 6, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Nhận định về thời điểm ra đời của truyện Lục Vân Tiên dựa trên cơ sở nào và có gì đáng chú ý? Cước chú 3 trong trường hợp này có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 1 và cước chú 3, xác định câu văn nhận định về thời điểm ra đời của truyện Lục Vân Tiên để phân tích cụ thể nhận định dựa trên cơ sở nào, căn cứ vào đâu.

Lời giải chi tiết:

- Nhận định về thời điểm ra đời của truyện Lục Vân Tiên dựa trên cơ sở căn cứ vào nội dung đối chiếu với thời đại, với cuộc đời của tác giả, với tình hình nó đã được phổ biến rộng rãi bằng truyền miệng trước khi ông Ô-ba-rê thu nhặt lại từng mảnh rồi dịch và in ra năm 1864, thì truyện Lục Vân Tiên phải được viết vào những năm 1850 sau khi tác giả lấy vợ và trước khi Gia Định thất thủ. 

- Cước chú 3 trong trường hợp này có tác dụng bổ sung thêm thông tin về cụ thể địa điểm sáng tác Lục Vân Tiên. 

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 7, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Chú ý mục đích và cách thức thực hiện thao tác so sánh của tác giả trong đoạn này.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 2a, gợi nhớ kiến thức về thao tác so sánh để chỉ ra câu văn có sử dụng thao tác này. Từ đó rút ra được mục đích và cách thức thực hiện nó.


Lời giải chi tiết:

- Câu văn có sử dụng thao tác so sánh là: “Không phải chỉ đơn thuần vấn đề chính tà, thiện ác như trong truyện thơ dân gian rất gần với cổ tích…”

- Mục đích và cách thức của việc sử dụng thao tác so sánh là: 

+ Mục đích: Muốn đưa ra vấn đề trong truyện Lục Vân Tiên không giống với với vấn đề trong truyện thơ dân gian rất gần với cổ tích.

+ Cách thức: Đưa ra vấn đề về nét xã hội – lịch sử trong truyện thơ dân gian và truyện cổ tích đang còn trừu tượng, chưa cụ thể còn trong truyện Lục Vân Tiên thì khác. “Truyện Lục Vân Tiên hầu như đã vẽ lên một hoàn cảnh xã hội – lịch sử cụ thể, đậm màu sắc của xã hội phong kiến suy thoái đời Nguyễn…”.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 7, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Chú ý cách tác giả khái quát và đưa ra các nhận định về giá trị nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên trong đoạn này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 2b, xác định câu văn tác giả khái quát vấn đề và các câu văn nhận định của tác giả về giá trị nội dung của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả khái quát vấn đề: “Vấn đề chính tà, thiện ác trừu tượng, vấn đề đạo đức trở thành vấn đề xã hội có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Đó là vấn đề nhân nghĩa, đúng hơn, vấn đề đạo nghĩa trong xã hội phong kiến.” 

→ Từ nhiều vấn đề thu hẹp lại để khái quát lại. 

- Các nhận định về giá trị nộij dung tác phẩm Lục Vân Tiên: 

+ “Có sự phê phán gắt gao những thứ phi nghĩa.”

+ “Có sự đề cao lời nói chính trực và hành vi nghĩa khí”.

+ Có sự trân trọng dõi theo vận mệnh của những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng, vừa có gốc rễ hiện thực, vừa giàu chất lãng mạn…”


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 7, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Chú ý ranh giới giữa các đoạn và sự chuyển tiếp giữa các luận điểm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 3a và cả các đoạn văn trên và dưới – tập trung vào các câu đầu cuối mỗi đoạn; các từ đầu từ cuối mỗi câu để nhận ra ranh giới giữa các đoạn, sự chuyển tiếp giữa các luận điểm.

Lời giải chi tiết:

- Ranh giới giữa các đoạn là việc xuống dòng và lùi vào đầu dòng 1 ô.

- Sử dụng phép thế “Nội dung ấy”; phép lặp “nội dung” để chuyển tiếp giữa các luận điểm, để chuyển tiếp sang đoạn sau – đưa ra yếu tố nghệ thuật cũng giúp thêm vào giá trị nội dung để chuyển tiếp sang đoạn văn sau là đoạn 3b liên quan tới nghệ thuật.  

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 8, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Mục đích và cách thức so sánh ở đoạn này có gì giống và khác với đoạn trước? Bạn học được gì từ cách so sánh của tác giả bài viết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 3b, gợi nhớ mục đích và cách so sánh ở đoạn trên để tìm ra giống và khác nhau.

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau với đoạn trước đó là: đối tượng so sánh đều là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên với cách thức phân tích những điểm khác nhau, sự “lầm lạc” của người đọc về tác phẩm Lục Vân Tiên. 

- Điểm khác nhau đó là nếu ở đoạn trên liên quan đến nội dung thì ở đoạn này tập trung về nghệ thuật của hai văn bản. 

- Điều học được: Khi sử dụng thao tác so sánh hia tác phẩm chúng ta cần so sánh trên nhiều phương diện và trong mỗi phương diện đó cần đưa ra những dẫn chứng phân tích cụ thể vào văn bản để tạo nên tính xác thực và đặt vấn đề so sánh ở trên đầu đoạn. 

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 9, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Việc lật đi lật lại vấn đề như trong đoạn này có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 3c, xác định vấn đề được lặp đi lặp lại từ đó rút ra tác dụng.

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề được lật đi lật lại là: Tác phẩm có chất trữ tình thấm thía. 

- Tác dụng của việc lật đi lật lại: Nhấn mạnh, khẳng định về vấn đề tác phẩm có chất trữ tình gồm những minh chứng rõ ràng và việc khẳng định không có chỗ nào có chất trữ tình thấm thía là hoàn toàn sai cần phải bị loại bỏ. Từ đó gợi ra vấn đề về tác phẩm không chỉ là lời nói suông, sách vở khô khan mà là hiện thực là tâm hồn khát khao mãnh liệt.

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 9, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Tác giả gợi ra những vấn đề nào cần được tiếp tục nghiên cứu. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 4, xác định những vấn đề chưa bàn đến cần tiếp tục nghiên cứu. 


Lời giải chi tiết:

- Tác giả gợi ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu là: 

+ Tính quần chúng, tính miền Nam trong ngôn ngữ và nhân vật, mức độ tự truyện của tác phẩm, ảnh hưởng của tuồng hát bội, tác dụng lớn lao của Lục Vân Tiên trong văn học và trong đời sống, vị trí trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 10, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Bài nghiên cứu đươc viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung, hình thức của bài nghiên cứu như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bài và xác định mục đích của bài nghiên cứu dựa vào những câu chủ đề của mỗi đoạn, nhan đề. Phân tích cụ thể có những nội dung như thế nào.

Lời giải chi tiết:

- Bài nghiên cứu được viết với mục đích: Thông tin của truyện Lục Vân Tiên và lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân.

- Được thực hiện:

+ Hình thức: Chia làm các đoạn.

+ Nội dung: Chưa biết chính xác về thời gian ra đời. Tóm tắt về truyện Lục Vân Tiên. Vấn đề nhân nghĩa, đạo nghĩa trong xã hội phong kiến được thể hiện trong Lục Vân Tiên.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 10, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp/thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh, liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu, hãy chỉ ra một số yêu cầu đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản chú ý đến các luận điệm chính của các đoạn để đưa ra được các nội dung cần chỉ ra. Từ đó rút ra yêu cầu khi nghiên cứu vấn đề văn học trung đại. 


Lời giải chi tiết:

- Vấn đề: Lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân trong truyện Lục Vân Tiên.

- Câu hỏi: 

+ Thời điểm ra đời của truyện Lục Vân Tiên là khi nào?

+ Truyện Lục Vân Tiên gồm những nhân vật nào?

+ Vấn đề xã hội trong truyện cổ tích, truyện thơ dân gian và trong truyện Lục Vân Tiên khác nhau như thế nào?

+ Các nhận định về giá trị nội dung của truyện Lục Vân Tiên là gì?

+ Đạo dức trung hiếu tiết nghĩa trong Lục Vân Tiên có phải là đạo đức của Nho giáo?

+ Yếu tố nghệ thuật đã góp phần như thế nào trong việc giúp thêm vào giá trị nội dung?

+ Truyện Lục Vân Tiên có phải không có chất trữ tình thấm thía?

- Phương pháp/thao tác nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận, thao tác phân tích; thao tác bình luận, chứng minh, đặt vấn đề.

- Phạm vị nghiên cứu: Trong các tác phẩm văn học và ngoài thực tế.

- Các khía cạnh cần tiếp tục nghiên cứu: Tính quần chúng, tính miền Nam, mức độ tự truyện, ảnh hưởng của tuồng hát bội, tác dụng lớn lao của truyện Lục Vân Tiên và vị trí của nó trong sự nghiệp sáng tác. 

- Yêu cầu khi nghiên cứu vấn đề văn học trung đại: Cần xác định rõ đối tượng văn bản nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, xác định các phương pháp, thao tác, phạm vi và các vấ đề khía cạnh liên quan. 

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 10, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Bài nghiên cứu đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản, đưa ra quan điểm cá nhân về những thông tin và nhận thức.

Lời giải chi tiết:

Qua bài nghiên cứu em đã hiểu rõ hơn về thông tin thời gian ra đời của truyện Lục Vân Tiên. Tuy trên sách vở đều ghi nhận là chưa có thông tin về thời gian nhưng trong bài nghiên cứu để chỉ ra một số những minh chứng chỉ rõ thời gian ra đời hoặc thu hẹp phạm vi ra đời. Ngoài ra về thể loại của truyện Lục Vân Tiên trước giờ mọi người vẫn luôn xếp nó vào truyện thơ dân gian nhưng nghiên cứu cho thấy có điểm khác biệt giữa truyện Lục Vân Tiên và truyện thơ dân gian về việc khắc họa hoàn cảnh xã hội – lịch sử. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 10, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Bạn học hỏi được điều gì trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện thơ Lục Vân Tiên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản, đưa ra quan điểm cá nhân những điều bản thân học hỏi được.


Lời giải chi tiết:

Qua bài nghiên cứu em đã học được để nghiên cứu một vấn đề văn học cần phải tìm hiểu thật kĩ về tác phẩm đó, tìm hiểu về nhiều khía cạnh của tác phẩm, chú ý tập trung sâu vào những giá trị cốt lõi mà tác phẩm mang lại để đặt ra những nghi vấn sau đó giải đáp những nghi vấn đó. Các vấn đề cần lật đi lật lại để làm rõ và phân tích sâu.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí