Bài ôn tập chủ đề 6 trang 96 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Quan sát hình 19.1 và chỉ ra loại thực phẩm nào giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin.
CH tr 96 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Theo em, người ta thường không dùng kim loại sắt làm dây dẫn điện vì những lí do nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại
Lời giải chi tiết:
Vì kim loại sắt có khối lượng riêng lớn và tính dẫn điện không cao bằng nhôm hoặc đồng
CH tr 96 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Viết các phương trình hóa học để hoàn thành những chuỗi phản ứng sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và các hợp chất
Lời giải chi tiết:
CH tr 96 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trong các kim loại Zn, Fe và Ag, kim loại nào phản ứng được với
a) dung dịch hydrochloric acid?
b) dung dịch copper(II) sulfate?
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có)
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
a) Kim loại tác dụng với HCl: Zn, Fe
PTHH: Zn + 2HCl \( \to \) ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2
b) Kim loại tác dụng với dung dịch copper (II) sulfate: Zn, Fe
PTHH: Zn + CuSO4 \( \to \) ZnSO4 + Cu
Fe + CuSO4 \( \to \) FeSO4 + Cu
CH tr 96 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào dãy hoạt động hóa học, xác định các phát biểu nào sau đây là đúng
(a) Sắt tác dụng được với dung dịch muối copper(II) sulfate
(b) Sắt không tác dụng với dung dịch muối copper(II) nitrate
(c) Kẽm tác dụng được với dung dịch muối silver nitrate
(d) Bạc tác dụng với dung dịch hydrochloric acid
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và dãy hoạt động hóa học
Lời giải chi tiết:
(a) đúng vì sắt mạnh hơn đồng nên có thể đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối copper(II) sulfate
(b) sai, vì sắt mạnh hơn đồng nên có thể đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối copper(II) nitrate
(c) đúng, vì kẽm mạnh hơn bạc
(d) sai, vì Ag yếu hơn H trong dung dịch hydrochloric acid
CH tr 96 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quặng magnesite chứa hợp chất magnesium carbonate (MgCO3), được nghiền nhỏ rồi cho tác dụng với một dung dịch acid. Để cô cạn phần dung dịch, thu được muối magnesium chloride
a) Viết phương trình hóa học phản ứng tạo muối magnesium chloride theo mô tả trên
b) Đề xuất phương pháp tách magnesium từ magnesium chloride. Giải thích vì sao em chọn phương pháp này. Viết phương trình hóa học minh họa
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học và phương pháp tách kim loại
Lời giải chi tiết:
a) PTHH: MgCO3 + 2HCl \( \to \)MgCl2 + CO2 + H2O
b) Sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy để tách Mg từ MgCl2. Vì Mg là một kim loại mạnh.
PTHH:
CH tr 96 Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Tìm hiểu về hợp kim của magnesium, từ đó chỉ ra
a) một số ưu điểm của loại vật liệu kim loại này.
b) một số ứng dụng của loại vật liệu kim loại này.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hợp kim
Lời giải chi tiết:
a) ưu điểm: nhẹ, độ bền cao, giá trị cao
b) ứng dụng: sử dụng trong sản xuất chi tiết trong xe hơi, thiết bị điện tử.
CH tr 96 Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Các quá trình sản xuất gang, sản xuất thép, tách kẽm từ zinc oxide bằng phương pháp nhiệt luyện có thể gây ô nhiễm bầu khí quyển không? Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào các quá trình trong sản xuất gang, thép
Lời giải chi tiết:
Các quá trình sản xuất gang, sản xuất thép, tách kẽm từ zinc oxide bằng phương pháp nhiệt luyện dựa vào các phản ứng với carbon hoặc carbon monoxide nên có thể gây ô nhiễm bầu không khí quyển vì sinh ra khí CO, CO2.
CH tr 96 Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 96 SGK KHTN 9 Cánh diều
Với lưu huỳnh và đồng, hãy cho biết:
a) Chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?
b) Khi đun nóng, chất nào dễ chảy lỏng hơn?
c) Khi tác dụng với oxygen, chất nào tạo oxide base, chất nào tạo oxide acid?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của kim loại và phi kim
Lời giải chi tiết:
a) đồng dẫn điện, lưu huỳnh không dẫn điện
b) khi đun nóng, lưu huỳnh dễ chảy lỏng hơn vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh nhỏ hơn đồng
c) khi tác dụng với oxyden, Cu tạo ra oxide base, S tạo oxide acid.
- Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 92, 93, 94 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 17. Tách kim loại. Sử dụng hợp kim trang 86, 87, 88 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 16. Dãy hoạt động hóa học trang 83, 84, 85 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 15. Tính chất chung của kim loại trang 77, 78, 79 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều