Bài 15. Tính chất chung của kim loại trang 77, 78, 79 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều >
Kim loại có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại.
CH tr 77 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 77 SGK KHTN 9 Cánh diều
Kim loại có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ khi được phát hiện, kim loại đã được khai thác và ứng dụng trong mọi mặt của cuộc sống. Hãy quan sát và tìm hiểu tính chất của một số vật dụng được làm từ vật liệu kim loại xung quanh em
Phương pháp giải:
Quan sát các vật dụng làm từ kim loại xung quanh em
Lời giải chi tiết:
Lõi dây điện được làm từ kim loại đồng vì đồng dẫn điện
Đồ trang sức được làm từ vàng, bạc vì dễ tạo hình, có ánh kim
CH tr 77 CH
Trả lời câu hỏi 1 trang 77 SGK KHTN 9 Cánh diều
Các vật dụng trong hình 15.1 được chế tạo dựa trên tính chất vật lí nào của kim loại?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 15.1
Lời giải chi tiết:
Các vật dụng trong hình 15.1 được chế tạo dựa trên tính dẻo của kim loại.
CH tr 78 CH
Trả lời câu hỏi 1 trang 78 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 15.2 nêu hiện tượng trước và sau khi chạm hai đầu dây dẫn A và B vào mẩu kim loại. Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 15.2
Lời giải chi tiết:
Trước khi cắm 2 đầu dây dẫn vào kim loại thì bóng đèn chưa sáng.
Sau khi chạm hai đầu dây dẫn A và B vào mẩu kim loại thì bóng đèn sáng
Điều này chứng tỏ, kim loại có tính dẫn điện.
CH tr 78 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 78 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dự đoán khả năng dẫn nhiệt của các kim loại Cu, Al, Fe và Ag theo chiều giảm dần
Phương pháp giải:
Dựa vào điện trở suất của các kim loại
Lời giải chi tiết:
Khả năng dẫn nhiệt của kim loại theo chiều giảm dần là: Ag > Cu > Al > Fe
CH tr 79
Trả lời câu hỏi 1 trang 79 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát đồ trang sức được làm bằng vàng, bạc (hình 15.5), em hãy cho biết màu sắc và vẻ sáng của chúng
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất ánh kim của kim loại
Lời giải chi tiết:
Vẻ sáng của vàng lấp lánh hơn của bạc
CH tr 80 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 80 SGK KHTN 9 Cánh diều
Viết các phương trình hóa học minh họa một số tính chất hóa học của kim loại mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Kim loại tác dụng với oxygen: 2Mg + O2 \( \to \)2MgO
Kim loại tác dụng với dung dịch acid: Fe + 2HCl \( \to \)FeCl2 + H2
Kim loại tác dụng với muối: Cu + 2AgNO3 \( \to \)Cu(NO3)2 + 2Ag
CH tr 80 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 80 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 15.6 và cho biết khả năng phản ứng của natri với khí chlorine (b) như thế nào
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 15.6
Lời giải chi tiết:
Trong hình 15.6 ta thấy bình thí nghiệm phát sáng chứng tỏ Na nóng chảy tác dụng mãnh liệt với khí Cl2
CH tr 80 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 80 SGK KHTN 9 Cánh diều
Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân vì thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo thành chất mới không bay hơi và dễ thu gom hơn. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học xảy ra: Hg + S \( \to \)HgS
CH tr 81 CH
Trả lời câu hỏi 1 trang 81 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 15.7 cho biết trước, trong và sau một thời gian phản ứng, màu của dung dịch CuSO4 và đinh sắt thay đổi như thế nào? Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 15.7
Lời giải chi tiết:
Trước phản ứng: dung dịch CuSO4 có màu xanh lam; đinh sắt có màu đen xám
Sau phản ứng: dung dịch CuSO4 nhạt màu dần; đinh sắt có một lớp nâu đỏ bám xung quanh
Giải thích: Fe tác dụng với CuSO4 tạo thành dung dịch FeSO4 và Cu. Lớp nâu đỏ bám trên đinh sắt là đồng, dung dịch sau phản ứng có màu nhạt là FeSO4
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 \( \to \)FeSO4 + Cu
CH tr 81 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 81 SGK KHTN 9 Cánh diều
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho Zn tác dụng với O2, dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch muối CuSO4
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Phương trình hóa học:
2Zn + O2 \( \to \)2ZnO
Zn + H2SO4 \( \to \)ZnSO4 + H2
Zn + CuSO4 \( \to \) ZnSO4 + Cu
CH tr 81 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 81 SGK KHTN 9 Cánh diều
Giải thích vì sao thực phẩm có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thủy tinh, sành hoặc sứ.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Thực phẩm có chứa chất chua sẽ chứa hàm lượng acid, các đồ dùng làm bằng kim loại sẽ tác dụng với lượng acid có trong thực phẩm tạo ra các muối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy nên sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh, sành hoặc sứ để đựng thực phẩm có chứa chất chua.
CH tr 82
Trả lời câu hỏi trang 82 SGK KHTN 9 Cánh diều
So sánh sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hóa học và một số ứng dụng quan trọng của nhôm, sắt, vàng
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
- Sự khác biệt trong tính chất vật lí giữa Al, Fe, Au: Fe có tính nhiễm từ (bị nâm châm hút) trong khi đó Al, Au không có tính chất này.
- Sự khác biệt trong tính chất hóa học giữa Al, Fe, Au khi tác dụng với oxygen và dung dịch HCl: Au không tác dụng với oxygen và dung dịch HCl. Fe, Al tác dụng với cả oxygen và dung dịch HCl
Sắt có tính dẻo nên được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc sản xuất gang, thép
Nhôm có tính dẫn điện tốt, nhẹ, giá thành rẻ nên được sử dụng làm lõi dây điện, hoặc các vật dụng sử dụng trong gia đình như mâm, xoong
- Bài 16. Dãy hoạt động hóa học trang 83, 84, 85 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 17. Tách kim loại. Sử dụng hợp kim trang 86, 87, 88 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 18. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 92, 93, 94 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 6 trang 96 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều