Bài 15. Alkane trang 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 Hóa học 11 Kết nối tri thức>
Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, xăng, nhiên liệu phản lực (jet fuel) và dầu diesel có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, công nghiệp. Vậy thành phần chính của các nhiên liệu này là gì? Ngoài ra, các alkane có phải là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất các hoá chất hữu cơ hiện nay không?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
CH tr 81 MĐ
Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, xăng, nhiên liệu phản lực (jet fuel) và dầu diesel có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, công nghiệp. Vậy thành phần chính của các nhiên liệu này là gì? Ngoài ra, các alkane có phải là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất các hoá chất hữu cơ hiện nay không?
Lời giải chi tiết:
Thành phần chính của các nhiên liệu này là alkane - nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất các hoá chất hữu cơ hiện nay.
CH tr 83 CH1
Video hướng dẫn giải
Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của alkane có công thức phân tử C5H12 và phân loại các đồng phân của nó.
Phương pháp giải:
Tên alkane mạch không phân nhánh = Phần nền + “ane”
Tên gốc alkyl = Phần nền + “yl”
Tên alkane mạch phân nhanh = Số chỉ vị trí mạch nhánh – tên nhánh + tên alkane mạch chính.
Lời giải chi tiết:
CH tr 83 CH2
Viết công thức cấu tạo của alkane có tên gọi 2-methylpropane.
Phương pháp giải:
Tên alkane mạch không phân nhánh = Phần nền + “ane”
Tên gốc alkyl = Phần nền + “yl”
Tên alkane mạch phân nhanh = Số chỉ vị trí mạch nhánh – tên nhánh + tên alkane mạch chính.
Lời giải chi tiết:
CH tr 83 CH3
Tên gọi của chất sau đây bị sai, em hãy giải thích và sửa lại cho đúng:
Phương pháp giải:
Tên alkane mạch không phân nhánh = Phần nền + “ane”
Tên gốc alkyl = Phần nền + “yl”
Tên alkane mạch phân nhanh = Số chỉ vị trí mạch nhánh – tên nhánh + tên alkane mạch chính.
Lời giải chi tiết:
Nhánh ở vị trí số 2.
Tên gọi đúng là: 2-methylbutane.
CH tr 85 CH
Video hướng dẫn giải
Dựa vào Bảng 15.2, em hãy nhận xét về quy luật biến đổi nhiệt độ sôi của alkane theo phân tử khối.
Lời giải chi tiết:
Từ Bảng 15.2 ta có nhận xét:
Nhiệt độ sôi của alkane tăng dần theo phân tử khối.
CH tr 86 TN
Video hướng dẫn giải
Phản ứng bromine hoá hexane
Chuẩn bị: ống nghiệm, hexane, nước bromine, cốc thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL hexane rồi cho tiếp vào đó khoảng 1 mL nước bromine. Quan sát thấy ống nghiệm có hai lớp, lớp dưới là nước bromine màu vàng, lớp trên là hexane không màu.
- Lắc đều và quan sát hiện tượng.
- Đặt ống nghiệm vào cốc nước ấm (khoảng 50 °C), quan sát hiện tượng xảy ra.
Trả lời câu hỏi:
1. Nêu hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm. Giải thích.
2. Viết phương trình hoá học ở dạng công thức phân tử của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên (nếu có), giả thiết là chỉ có một nguyên tử hydrogen được thay thế.
Phương pháp giải:
1. Ở điều kiện thường, khi lắc đều không có hiện tượng xảy ra.
Đặt ống nghiệm trong nước ấm, nước bromine bị mất màu vàng.
2. PTHH: C6H14 + Br2→ C6H13Br + HBr
Lời giải chi tiết:
1. Ở điều kiện thường, khi lắc đều không có hiện tượng xảy ra.
Đặt ống nghiệm trong nước ấm, nước bromine bị mất màu vàng.
Vì ở điều kiện thường các alkane kém hoạt động, nếu đun nóng hoặc chiếu sáng sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong alkane bằng nguyên tử halogen.
2. PTHH: C6H14 + Br2→ C6H13Br + HBr
CH tr 87 CH
Video hướng dẫn giải
Viết sơ đồ phản ứng của butane với bromine trong điều kiện có chiếu sáng, tạo thành các sản phẩm monobromine.
Phương pháp giải:
1 nguyên tử H được thay thế bằng 1 nguyên từ Br.
Lời giải chi tiết:
C4H10 + Br2 → C4H9Br + HBr
CH tr 88 TN
Video hướng dẫn giải
Phản ứng oxi hoá hexane
Chuẩn bị: hexane, dung dịch KMnO4 1%; ống nghiệm, bát sứ, que đóm.
Tiến hành:
1. Phản ứng của hexane với dung dịch KMnO4
Cho khoảng 1 mL hexane vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch KMnO4 1%, lắc đều ống nghiệm trong khoảng 5 phút, sau đó đặt ống nghiệm vào giá rồi để yên khoảng 10 phút. Quan sát thấy ống nghiệm có 2 lớp, lớp dưới là dung dịch KMnO4 trong nước màu tím, lớp trên là hexane không màu.
2. Phản ứng đốt cháy hexane
Cho khoảng 1 mL hexane (lưu ý không được lấy nhiều hơn) vào bát sứ nhỏ, cần thận đưa que đóm đang cháy vào bề mặt chất lỏng, hexane bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng.
Trả lời câu hỏi:
a) Hexane có phản ứng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường không? Tại sao?
b) Tại sao lại đốt cháy hexane trong bát sứ mà không nên đốt trong cốc thuỷ tinh? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
c) Nếu đốt cháy hexane trong điều kiện thiếu oxygen sẽ tạo ra carbon monoxide và nước. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng này.
Phương pháp giải:
a) Hexane không phản ứng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
b) Phải đốt cháy hexane trong bát sứ mà không nên đốt trong cốc thủy tinh vì hexane khi bị đốt sẽ giải phóng năng lượng có thể làm nóng chảy thủy tinh.
c) Phương trình hoá học:
2 C6H14 + 13 O2 → 12 CO + 14 H2O
Lời giải chi tiết:
a) Hexane không phản ứng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. Vì ở điều kiện thường, các alkane kém hoạt động (trong phân tử chỉ chứa các liên kết C-C và C-H là liên kết σ bền và kém phân cực nên khó tham gia vào các phản ứng hóa học).
b) Phải đốt cháy hexane trong bát sứ mà không nên đốt trong cốc thủy tinh vì hexane khi bị đốt sẽ giải phóng năng lượng có thể làm nóng chảy thủy tinh.
2 C6H14 + 19 O2 → 12 CO2 + 14 H2O
c) Phương trình hoá học:
2 C6H14 + 13 O2 → 12 CO + 14 H2O
CH tr 88 Ch
Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy hoàn toàn pentane.
Lời giải chi tiết:
C5H12 + 8O2 → 6H2O + 5CO2
Ch tr 89 CH
Video hướng dẫn giải
Tại sao ở các cây xăng, kho chứa xăng dầu thường treo các biển cấm dưới đây?
Phương pháp giải:
Các alkane có phản ứng oxi hóa khi tiếp xúc với tia lửa: alkane bị đốt chát tạo khí carbon dioxide, hơi nước và giải phóng năng lượng gây cháy nổ mạnh.
Lời giải chi tiết:
Các alkane lỏng được sử dụng làm nguyên liệu xăng, dầu. Các alkane có phản ứng oxi hóa khi tiếp xúc với tia lửa: alkane bị đốt chát tạo khí carbon dioxide, hơi nước và giải phóng năng lượng gây cháy nổ mạnh.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 153, 154 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 24. Carboxylic acid trang 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 23. Hợp chất carbonyl trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Ôn tập chương 5 trang 134, 135 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 153, 154 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 24. Carboxylic acid trang 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 23. Hợp chất carbonyl trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144 Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Ôn tập chương 5 trang 134, 135 Hóa học 11 Kết nối tri thức