Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 72, 73 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Người ta đặt các trạm đo mưa tự động trên toàn quốc để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tại của các tỉnh, thành phố, các hồ thủy lợi, thuỷ điện trên toàn quốc.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Người ta đặt các trạm đo mưa tự động trên toàn quốc để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tại của các tỉnh, thành phố, các hồ thủy lợi, thuỷ điện trên toàn quốc. Dữ liệu gửi về từ các trạm được hiển thị trên một website với các thông tin: Địa điểm, Lượng mưa (đo bằng mm) và Mức độ mưa (Không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to).
Hãy chọn đáp án phù hợp nhất trong các câu hỏi sau.
Câu 1
Người ta đã thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách:
A. Thu thập trực tiếp thông qua quan sát.
B. Thu thập trực tiếp thông qua làm thí nghiệm.
C. Thu thập trực tiếp bằng cách lập bảng hỏi.
D. Thu thập gián tiếp.
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp thu thập dữ liệu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua làm thí nghiệm đặt các trạm đo mưa tự động trên toàn quốc để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tại của các tỉnh, thành phố, các hồ thủy lợi, thuỷ điện trên toàn quốc.
Câu 2
Dữ liệu thu được về lượng mưa là
A. Dữ liệu không phải là số, không thể sắp thứ tự.
B. Dữ liệu không phải là số, có thể sắp thứ tự.
C. Số liệu rời rạc.
D. Số liệu liên tục.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách phân loại dữ liệu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Dữ liệu thu được về lượng mưa (đo bằng mm) là dữ liệu liên tục vì dữ liệu thu được bằng cách thông qua làm thí nghiệm đo mực nước mưa tại các thời điểm trong 1 khoảng thời gian liên tục.
Câu 3
Dữ liệu thu được về mức độ mưa là
A. Dữ liệu không phải là số, không thể sắp thứ tự.
B. Dữ liệu không phải là số, có thể sắp thứ tự.
C. Số liệu rời rạc.
D. Số liệu liên tục.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách phân loại dữ liệu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Dữ liệu thu được về mức độ mưa (không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to) là dữ liệu không phải là số, có thể sắp thứ tự.
Câu 4
Muốn biểu diễn số ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng ta nên dùng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ đoạn thẳng.
B. Biểu đồ hình quạt tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột kép.
Phương pháp giải:
Vẽ biểu đồ cột để phù hợp với bảng thống kê.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Muốn biểu diễn số ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng ta nên dùng biểu đồ cột.
Câu 5
Muốn biểu diễn tỉ lệ ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng ta nên dùng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ đoạn thẳng.
B. Biểu đồ hình quạt tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột kép.
Phương pháp giải:
Vẽ biểu đồ hình quạt tròn để phù hợp với bảng thống kê.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Muốn biểu diễn tỉ lệ ngày trời không mưa, mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to trong một tháng ta nên dùng biểu đồ hình quạt tròn (biểu diễn tỉ lệ các phần trong 1 tổng thể).
Câu 6
Muốn biểu diễn sự khác nhau về lượng mưa trong một ngày tại 5 thành phố lớn ta nên dùng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ đoạn thẳng.
B. Biểu đồ hình quạt tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột kép.
Phương pháp giải:
Vẽ biểu đồ cột để phù hợp với bảng thống kê.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Muốn biểu diễn sự khác nhau về lượng mưa trong một ngày tại 5 thành phố lớn ta nên dùng biểu đồ cột.
Câu 7
Muốn biểu diễn sự thay đổi về lượng mưa tại Hà Nội trong tháng ta nên dùng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ đoạn thẳng.
B. Biễu đồ hình quạt tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột kép.
Phương pháp giải:
Vẽ biểu đồ đoạn thẳng để phù hợp với bảng thống kê.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Để biểu diễn sự thay đổi về lượng mưa tại Hà Nội theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 8
Muốn so sánh lượng mưa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong các tháng năm 2022 ta nên dùng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ đoạn thẳng.
B. Biểu đồ hình quạt tròn.
C. Biểu đồ cột kép.
D. Biểu đồ tranh.
Phương pháp giải:
Vẽ biểu đồ cột kép để phù hợp với bảng thống kê.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Muốn so sánh lượng mưa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong các tháng năm 2022 ta nên dùng biểu đồ cột kép.
- Giải bài 5.20 trang 73 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 5.21 trang 74 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 5.22 trang 74 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 5.23 trang 75 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 5.24 trang 76 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài 16 trang 83 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 15 trang 83 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 14 trang 83 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 13 trang 82 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 12 trang 82 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 16 trang 83 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 15 trang 83 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 14 trang 83 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 13 trang 82 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải bài 12 trang 82 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống