SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 10: Văn bản thông tin - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ với thiếu nhi trang 37 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Ghép loại câu ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung các phát biểu

Lời giải chi tiết:

 

TT

Phát biểu 

Đúng

Sai 

1

Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thuộc loại văn bản nghị luận.

 

2

Mục đích của văn bản giới thiệu một cuốn sách, bộ phim là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,... của cuốn sách hoặc bộ phim đó. 

 

3

Nội dung của văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một 3 bộ phim chỉ bao gồm thông tin khách quan về cuốn sách hoặc bộ phim đó.

 

4

Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về cuốn sách, đến thông tin cụ thể, từ thông tin khách bộ phim đến thông tin chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về cuốn sách, bộ phim đó.

 

5

Ngoài phương tiện ngôn ngữ, bài giới thiệu cuốn sách, bộ phim còn sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ 5 như hình ảnh, sơ đồ,... để tăng hiệu quả của việc cung cấp thông tin 

 

6

Bài giới thiệu về cuốn sách, bộ phim hoàn toàn giống với bài phân tích tác phẩm văn học.

 

 

Câu 2

Câu 2 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Ghép loại câu ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B: 

A

B

1) Câu hỏi

a) Là câu dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, thường có các từ ngữ cảm thần nhựa, ái, than ôi,..., khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than

2) Câu khiến

b) Là câu dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định,..). về sự vật, sự việc; khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng

3) Câu cảm

c) Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm; khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm

4) Câu kể

d) Là cậu được dùng để hỏi thông tin, ra lệnh, khuyên bảo, ngăn cấm; khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm

 

e) Là câu dùng để hỏi thông tin, thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,... hoặc từ hay; khi viết được kết thúc bằng dấu chấm hỏi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin ở hai cột

Lời giải chi tiết:

1 - d 

2 - c

3 - a

4 - b 

Câu 3

Câu 3 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản văn học

B. Văn bản thông tin

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản đơn phương thức

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kiến thức về thể loại ở đầu bài 10

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 4

Câu 4 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Mục đích của văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

A. Giới thiệu các thông tin cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng

B. Giới thiệu các thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và sự nghiệp sáng tác của ông

C. Nêu ý kiến của người viết về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng và phân tích, làm sáng tỏ ý kiến

D. Tranh luận, phản bác các ý kiến chưa thỏa đáng về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 5

Câu 5 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Ghép phần văn bản ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B để xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi:

A

1) Phần (1)

a) Giới thiệu nội dung của tiểu thuyết Lá cờ thêu sáu chữ vàng,

2) Phần (2)

b) Giới thiệu đặc sắc nghệ thuật và đánh giá chung về tác phẩm 

3) Phần (3)

c) Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

 

d) Giới thiệu về vị trí của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung hai cột

Lời giải chi tiết:

1) - c); 2) - a); 3) - b)

Câu 6

Câu 6 (trang 39, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 (Câu hỏi 2, SGK) Hãy vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện ý chính và thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính đó của mỗi phần trong văn bản.

Phương pháp giải:

Vẽ sơ đồ tư duy

Lời giải chi tiết:

Câu 7

Câu 7 (trang 39, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Thông tin nào sau đây không phải là đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

A. Cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn, chi tiết đặc sắc, ấn tượng

B. Số lượng nhân vật đông đảo, nhân vật trung tâm Trần Quốc Toản được khắc họa sinh động, chân thực

C. Tinh thần, hào khí của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai được thể hiện sâu sắc

D. Ngôn ngữ cổ kính, trang nhã mà giản dị, tự nhiên; giọng văn hào sảng, tưng bừng, nhiệt huyết

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 8

Câu 8 (trang 39, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm?

Phương pháp giải:

Xem kĩ các trích dẫn

Lời giải chi tiết:

Trích dẫn

Thông tin khách quan

Ý kiến chủ quan 

a) Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một thiên truyện giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà, góp phần bồi đắp lòng yêu nước cho các em.

 

b) Câu chuyện mở đầu bằng giấc mơ bắt sống được Sài Thung – một tên sứ nhà Nguyên hống hách – của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

 

c) “Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ thêu sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn bóng quân Nguyên...”.

 

d) Bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng.

 

Câu 9

Câu 9 (trang 40, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 (Câu hỏi 5, SGK) Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm. Người giới thiệu chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm, thể hiện được tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch.

→ Việc đưa hình ảnh vào đoạn này giúp người đọc phần nào tưởng tượng, hình dung được câu truyện.

Câu 10

Câu 10 (trang 40, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 (Câu hỏi 6, SGK) Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? Em làm thế nào để biết được các thông tin đó?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Em cần tìm đọc và đọc kĩ cuốn sách, tìm thêm những thông tin về lá cờ ấy để hiểu được nhan đề.

Câu 11

Câu 11 (trang 40, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn Cánh Diều tập 2 trang 40 - 42 

a) Văn bản Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết nhằm mục đích gì? 

b) Hoàn thành bảng sau để tìm hiểu thông tin được trình bày trong mỗi phần của văn bản:

Phần

Thông tin được giới thiệu

Ý chính

Thông tin cụ thể làm rõ ý chính 

(1)

Mẫu: Giới thiệu chung về tác phẩm Tắt đèn 

Mẫu: - Thể loại: tiểu thuyết; tác giả: Ngô Tất Tố. 

- Tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945.

- Được in thành sách năm 1939.

Một số chương được in từ năm 1936 trên báo Tương lai và Việt nữ.

- Nguyên nhân ra đời: sự thôi thúc của thời đại và sự quan tâm tha thiết của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

(2)

 

 

(3) 

 

 

c) Từ bảng trên, hãy chỉ ra những nội dung nào là thông tin khách quan về tác phẩm Tắt đèn, những nội dung nào là ý kiến chủ quan của người giới thiệu về tác phẩm.

d) Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao"

e) Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Tắt đèn? Em làm thế nào để có được các thông tin đó

g) Dựa vào nội dung của văn bản trên, kết hợp với những tìm hiểu của em về tác phẩm Tắt đèn, hãy tạo một văn bản đồ hoạ (infographic) để giới thiệu tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a) Văn bản có mục đích giới thiệu thông tin cho bạn đọc về nội dung và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

b) 

Phần

Thông tin được giới thiệu

Ý chính

Thông tin cụ thể làm rõ ý chính 

(1)

Giới thiệu chung về tác phẩm Tắt đèn 

- Thể loại: tiểu thuyết; tác giả: Ngô Tất Tố. 

- Tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945.

- Được in thành sách năm 1939.

Một số chương được in từ năm 1936 trên báo Tương lai và Việt nữ.

- Nguyên nhân ra đời: sự thôi thúc của thời đại và sự quan tâm tha thiết của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

(2)

Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn.

- Làng Đông Xá căng thẳng, ngột ngạt trong những ngày sưu thuế.

- Nhà chị Dậu thuộc dạng cùng đinh, không có tiền nộp sưu nên anh Dậu bị đánh trói, mang ra đình.

- Dù đã bán cái Tí và đàn chó mới mở mắt cho lão Nghị Quế, nhưng anh Dậu vẫn bị bắt lại vì phát sinh thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái chưa đóng.

- Van xin tha cho chồng không được, chị Dậu liều mạng chống lại quyết liệt.

- Chị Dậu bị bắt lên huyện, quan phủ Tư  Ân giở trò bỉ ổi, chị kiên quyết chống lại.

- Để có tiền nộp sưu, chị đành gửi con, lên tỉnh đi ở vú. 

- Trong một đêm “tắt đèn”, quan phủ già dâm đãng đã mò vào buồng chị. Chị gạt tay hắn, chạy ra ngoài sân giữa lúc trời tối đen như mực, “tối như tiền đồ của chị”.

(3) 

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.

- Dựng lên bức tranh chân thực, điển hình về xã hội Việt Nam đương thời, có sức tố cáo mãnh liệt:

+ Nạn thuế thân, cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân bị áp bức, mâu thuẫn đối kháng gay gắt trong lòng xã hội Việt Nam trước cách mạng.

+ Chân dung đại diện của giai cấp thống trị tàn ác, xấu xa, mất hết tính người trong xã hội nông thôn khi đó.

+ Điển hình chân thực, đẹp đẽ, khoẻ mạnh về người phụ nữ nông dân lao động: nỗi lòng của người mẹ, người vợ; sự đảm đang, tháo vát, ý nhị; ý thức về nhân phẩm mạnh mẽ. 

- Thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1945: 

+ Kết cấu chặt chẽ, liền mạch, giàu kịch tính.

+ Xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm được dư luận tiến bộ hoan nghênh nhiệt liệt.

c) Trong văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách có những thông tin khách quan về đối tượng được giới thiệu và những ý kiến chủ quan, thể hiện nhận xét, đánh giá của người viết.

Ở bài viết này, các thông tin khách quan về tác phẩm Tắt đèn gồm: 

- Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Phần tóm tắt nội dung tác phẩm.

- Đánh giá của nhà văn Vũ Trọng Phụng về tác phẩm.

Các thông tin thể hiện ý kiến chủ quan của người viết về tác phẩm gồm:

- Đánh giá và làm rõ giá trị nội dung của tác phẩm.

- Đánh giá và làm rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

d) Văn bản không thể thay đổi trình tự sắp xếp nội dung vì nó sẽ phá vỡ tính lô gích của bài viết. Bài viết đi từ giới thiệu chung khái quát về tác phẩm đến tóm tắt nội dung tiểu thuyết Tắt đèn và cuối cùng đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm là hợp lí. Trình tự bài đã đáp ứng được mục đích đặt ra của người viết. Chính vì vậy, việc thay đổi thứ tự khiến nội dung không có sự kiện kết và gợi mở đến người đọc. 

e) Bên cạnh những thông tin được cung cấp trong bài đọc, em muốn biết thêm về một số đánh giá của những nhà văn, những nhà phê bình văn học về tác phẩm này.

Thông qua việc tra cứu thông tin trên mạng, các diễn đàn văn học, các cuốn sách phê bình văn học của các nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng, em có thể nắm được thông tin về vấn đề mình muốn biết.

g) 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.