SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 1: Truyện ngắn - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Gió lạnh đầu mùa trang 10 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Phương án nào nêu đúng đặc điểm bối cảnh trong truyện Gió lạnh đầu mùa? Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 10, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Phương án nào nêu đúng đặc điểm bối cảnh trong truyện Gió lạnh đầu mùa?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 2

Câu 2 (trang 10, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Trước khi cho chiếc áo: Sơn động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và nhớ về em Duyên ngày trước vẫn hay chơi đùa cùng Hiên → một ý nghĩ tốt thoáng qua.

- Sau khi cho chiếc áo: Sơn cảm thấy ấm áp vui vui.

Chi tiết làm em chú ý xúc động nhất là lúc hai chị em Sơn quyết định mang cho Hiên chiếc áo của bé Duyên, chi tiết ấy cho thấy hai chị em Sơn là những đứa trẻ tốt bụng, có lòng thương xót với những người bất hạnh hơn mình.


Câu 3

Câu 3 (trang 10, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và đưa ra nhận xét.


Lời giải chi tiết:

Thái độ và cách ứng xử của mẹ Sơn thể hiện sự điềm tĩnh, quan tâm và yêu thương đối với người khác. Biết mẹ Hiên là một người có lòng tự trọng mẹ Sơn đã giúp đỡ bằng cách cho vay tiền để mẹ Hiên không cảm thấy bị xúc phạm và khó xử.

Thái độ và cách ứng xử của mẹ Hiên cho thấy bà là một người có lòng tự trọng, không tham lam thứ không phải là của mình nhưng cũng vô cùng yêu thương con.

Mẹ Sơn không hài lòng khi hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông vì chiếc áo ấy là kỉ vật của em Duyên, hai chị em Sơn chưa hỏi ý kiến của mẹ mà đã tự ý đem đi cho.


Câu 4

Câu 4 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?


Phương pháp giải:

Đưa ra ý kiến và lí giải hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Em không đồng ý. Câu chuyện này không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ mà nó còn truyền tải thông điệp yêu thương, nhân văn, nhân đạo cao cả. Hành động cho đi chiếc áo đã thể hiện được tình yêu thương con người đáng quý của hai đứa trẻ. Đồng thời ta còn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của hai người mẹ qua cách hành xử với con mình.


Câu 5

Câu 5 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm truyện ngắn giàu chất thơ của văn bản Gió lạnh đầu mùa


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

thân"; những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong lúc khó khăn. 

- Hình thức thể hiện tập trung miêu tả cảnh vật, tâm trạng, cảm xúc là chính, không có các sự việc, hành động, biến cố gay cấn, to tát,... 

- Ngôn ngữ chọn lọc gợi tả do sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, nhịp điệu câu văn chậm rãi... 


Câu 6

Câu 6 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Ngôi kể trong truyện Gió lạnh đầu mùa và truyện Tôi đi học có gì khác nhau? Phân tích sự phù hợp giữa ngôi kể và nội dung của truyện Gió lạnh đầu mùa.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai văn bản và so sánh ngôi kể.


Lời giải chi tiết:

- Ngôi kể trong trong truyện Gió lạnh đầu mùa và truyện Tôi đi học khác nhau. Ở văn bản Tôi đi học, người kể ở ngôi thứ nhất, xưng "tôi" còn văn bản Gió lạnh đầu mùa sử dụng ngôi kể thứ ba - người kể không xuất hiện trong truyện nhưng biết mọi việc. 

- Nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa là tập trung ngợi ca, biểu dương những tấm lòng thơm thảo, biết chia sẻ, yêu thương những người gặp cảnh ngộ khó khăn... tức đối tượng được miêu tả, ngợi ca mang tính khách quan, nói về người khác, không chỉ nói về tâm trạng của chính mình (như truyện Tôi đi học), vì thế, cần dùng ngôi kể thứ ba để kể một cách linh hoạt. 


Câu 7

Câu 7 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Nêu một số thông tin về nhà văn Thạch Lam mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Gió lạnh đầu mùa?


Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin về nhà văn Thạch Lam.


Lời giải chi tiết:

- Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ. 

- Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhiên, nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay cuộc đời tăm tối không lối thoát như chị Dậu của Ngô Tất Tố... Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông. 

 


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.