Giải bài tập Bài 5 trang 16 SGK GDCD lớp 7>
Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
LG a
a) Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống sau đây :
- Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải.
- Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
- Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
- Trung hỏi vay tiền của Hổng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay mà còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá.
Lời giải chi tiết:
- Nam là người có đức tính yêu thương con người. Biết mẹ Hải ốm, không cần ai nhắc nhở, Nam đã biết đến thăm và giúp đỡ Hải khi mẹ đang ốm.
- Long là người có đức tính yêu thương con người. Bởi mặc dù Thúy chỉ là một em bé hàng xóm nhưng biết Thúy bị thương bố mẹ lại đi vắng nên Long đã giúp đỡ em trong khi em còn nhỏ chua biết gì. Ngoài ra, em Thúy đảm bảo sức khỏe, Long còn biết mời bác sĩ đến băng khám vết thương cho em.
- Toàn không phải là người có tính yêu thương còn người. Bởi Vân với Toàn học cùng lớp, Vân lại đang ốm không thể đi học được. Do đó, Vân mới nhờ sự giúp đỡ của Toàn. Thế nhưng Toàn lại từ chối.
- Hồng là người có đức tính yêu thương con người bởi Hồng biết hút thuốc là không có lợi cho sức khỏe. Hồng muốn Trung khỏe mạnh nên mới khuyên bảo Trung đừng hút thuốc nữa.
LG b
b) Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người.
Lời giải chi tiết:
Tục ngữ:
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Chia ngọt sẻ bùi
- Yêu nhau chín bỏ làm mười
- Chị ngã em nâng
- Máu chảy ruột mềm
Ca dao:
- Kính già để tuổi cho
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Danh ngôn:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. (Hồ Chí Minh)
LG c
c) Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...).
Lời giải chi tiết:
Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa...
LG d
d) Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Lời giải chi tiết:
Gần nhà em có bác Tư. Bác là thương binh nặng bị mất một cái chân. Trước bác làm giáo viên, sau này già nên bác về hưu và làm thêm nghề sửa xe đạp. Con cái của bác đều đi làm ăn xa, nên nhà bác chỉ có mỗi bác và vợ của bác. Hằng ngày vào những buổi chiều rảnh rỗi, bác thường gọi mấy đứa nhỏ không có tiền học thêm sang kèm cặp chúng nó học. Nhiều người đến sửa xe nhưng vì lỗi hỏng nhỏ nên bác cũng sửa giúp không công. Nhà có miếng gì ngon, của lạ bác đều chia cho hàng xóm. Ai ai cũng yêu quý và cảm thấy kính trọng bác. Bác xứng đáng là một chiến sĩ cụ Hồ.
Loigiaihay.com