Giải Bài tập 8 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại văn bản “Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng” (từ “Mỉa mai – châm biếm là cách” đến “đảm bảo được an toàn”) trong SGK (tr. 89) và trả lời các câu hỏi
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đọc lại văn bản “Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng” (từ “Mỉa mai – châm biếm là cách” đến “đảm bảo được an toàn”) trong SGK (tr. 89) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Dấu hiệu nào cho thấy tiếng cười trào phúng trong bài thơ “Hỏi thăm quan tuần mất cướp” mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
– Quan tuần phủ là người có trách nhiệm trấn áp kẻ trộm cướp, giữ vững trị an, nhưng lại bất lực, bị kẻ cướp “trấn áp”: bị kẻ cướp lèn, mang, bỏ, lấy của đánh người,...
– Bài thơ ngỡ được sáng tác để hỏi thăm, an ủi viên quan nhiều tuổi mà bị cướp, bị đánh đập đến thương tích, nhưng rốt cuộc lại là để cảnh báo, chế giễu viên quan này “đừng nên ki cóp nữa”, “kẻo mang tiếng dại”.
Câu 2
Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Ngoài giọng điệu mỉa mai – châm biếm, tiếng cười trào phúng trong bài thơ còn mang giọng điệu nào khác? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
– Giọng điệu hài hước: kẻ xấu cướp của đánh người tàn ác như vậy nhưng chỉ bị tác giả lên án bằng một lời trách cứ “quân tệ nhỉ”; quan tuần già cả bị hành hạ, đánh đến sứt đầu mẻ trán nhưng tác giả lại cho rằng như thế là nhẹ
– Giọng điệu đả kích: các từ ngữ “ki cóp”, “dại” được dùng để đả kích trực diện viên quan tuần phủ.
Câu 3
Câu 3 (trang 31, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Đối tượng mà bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp nhằm tới là ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Hỏi thăm quan tuần mất cướp” đề cập tới cái xấu là hành vi cướp của đánh người của kẻ cướp, nhưng đối tượng trung tâm của tiếng cười trào phúng trong bài thơ lại là kẻ vừa giàu có kếch sù vừa keo kiệt, bủn xỉn, làm quan tuần nhưng đến cái thân mình cũng không đảm bảo được an toàn thì làm sao làm nổi việc an dân.
Câu 4
Câu 4 (trang 31, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):
Theo em, vì sao các từ ngữ “quan tuần”, “quan tuần mất cướp”, “tai nạn” được đặt trong dấu ngoặc kép? Sắc thái nghĩa của các từ ngữ này có gì khác nếu không được đặt trong dấu ngoặc kép?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ trên vốn mang sắc thái trung tính, nhưng khi đặt chúng vào dấu ngoặc kép thì lại mang sắc thái mỉa mai, châm biếm
- Giải Bài tập 7 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 6 trang 29 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống