Giải bài tập 6 trang 7 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Hiện tượng “cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chống xếp” mà tác giả Diêm Liên Khoa khen ngợi đã được biểu hiện cụ thể như thế nào ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc nhận định sau về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và trả lời các câu hỏi: 

       Song điều khiến tôi kinh ngạc trong tiểu thuyết này, không chỉ là sự tàn khốc của chiến tranh cũng như sự huỷ diệt của nó đối với tâm hồn con người, mà còn là cách thức xử lí hình thức nghệ thuật trong văn bản tiểu thuyết – tức phương pháp sáng tác tiểu thuyết: sáng tác của nhà văn Bảo Ninh và sáng tác của nhân vật chính của tiểu thuyết - Kiên, câu chuyện chiến tranh về Kiên và các nhân vật khác mà Bảo Ninh kế, câu chuyện về thân phận trong tiểu thuyết mà Kiên sáng tác cho đến cả việc đọc và sắp xếp cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết của người viết ở cuối tác phẩm, tất cả tạo nên một cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chồng xếp, khiến cho Nỗi buồn chiến tranh đạt đến kết cấu gấp hộp một cách vô cùng thành công. Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này đã làm cân bằng và trì hoãn một cách hầu như hoàn mĩ đối với sự mạo hiểm của tính trữ tình quá độ trong cốt truyện tiểu thuyết, khiến cho phong cách trữ tình và nghị luận kiểu sân khấu kịch trong văn học truyền thống phương Đông trở thành thứ màu sắc phương Đông trong văn học thế giới [...].

(Diêm Liên Khoa, Tâm cao của văn học chiến tranh phương Đông, Thiên Thai dịch, tạp chí Tia sáng, ngày 19/5/2016)

Câu 1

 Xác định vấn đề chính được đề cập trong nhận định trên.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp sáng tác tiểu thuyết độc đáo và sáng tạo của nhà văn Bảo Ninh.

Câu 2

Hiện tượng “cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chống xếp” mà tác giả Diêm Liên Khoa khen ngợi đã được biểu hiện cụ thể như thế nào ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh? (Dựa vào nội dung văn bản và phần giới thiệu tác phẩm trong SGK để trả lời.)

Lời giải chi tiết:

  - Thay vì kể theo trật tự thời gian liên tục, tác giả sử dụng kỹ thuật xen kẫu, chuyển đổi liên tục giữa các sự kiện ở quá khứ và hiện tại. 

   - Các sự kiện, hồi ức của nhân vật được trình bày dưới dạng những mảnh ghép, mỗi mảnh tập trung vào một chi tiết, sự kiện cụ thể.

    - Cốt truyện không mang tính hệ thống, liên tục mà mang tính phân mảnh, gián đoạn, yêu cầu độc giả phải liên kết các mảnh ghép để tái hiện lại câu chuyện.

=> Do vậy, khi mới tiếp cận đến tác phẩm của Kiên, người kể chuyện chỉ nghĩ đây là những dòng kí ức lộn xộn, vì anh chỉ cắm cúi viết những kí ức tràn về chứ không hề có dụng ý sắp xếp và người kể không hề biết về những kí ức gãy đứt đó của Kiên nên gặp khó khăn trong việc đọc bản thảo. Nhưng khi người kể chuyện hiểu anh, thì đã giống như Kiên mà tùy tiện tiếp nhận theo lối nhận thực của riêng anh ta thì lại thấy nó khá thú vị. 

Câu 3

Bạn hiểu như thế nào về ý sau đây của tác giả nhận định: “Chính lối tự sự có thể gọi là kết cấu gấp hộp này đã làm cân bằng và trì hoãn một cách hầu như hoàn mì đối với sự mạo hiểm của tính trữ tình quá độ trong cốt truyện tiểu thuyết”?

Lời giải chi tiết:

 Theo em, kết cấu gấp hộp hay lối tự sự chồng xếp túi hộp phương Đông của Bảo Ninh đã trì hoãn, kéo cái tính trữ tình miên man lan tràn (sự mạo hiểm của tự sự trong tiểu thuyết này) cho nó khỏi trượt rơi, khiến tính trữ tình đạt đến một vẻ đẹp “phục hồi/ thuyên giảm”.

Câu 4

 Từ những điều được Diêm Liên Khoa gợi ý, hãy tìm những biểu hiện của tỉnh trữ tình ở đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh trong SGK và nêu cảm nhận của bạn.

Lời giải chi tiết:

 Những biểu hiện của tính trữ tình ở đoạn trích: 

+ “cái đêm lạnh giá, đứng trước cửa sổ,... chiều gió đông bắc”

+ “giữa mớ đồ đạc và bàn ghế tồi tàn...không bao giờ có lại”. 

+ “Mênh mang hương sắc mùa xuân tươi sáng đượm sầu xao xuyến truyền lan theo sóng hồ” 

+ “anh chỉ là người viết, bền bỉ và lặng lẽ... nhân vật”

....

    Những biểu hiện trữ tình trên đã góp phần tạo nên một không gian cảm xúc sâu lắng, u ám trong đoạn trích. Ngôn ngữ thi vị, hình ảnh ẩn dụ cùng những tâm tư, giằng xé nội tâm của nhân vật đã thể hiện rất rõ nét nỗi buồn và những vết thương lòng do chiến tranh để lại. Điều này khiến người đọc không khỏi xúc động, đồng cảm với những trải nghiệm đau thương mà nhân vật phải gánh chịu.

Câu 5

Qua cách nhìn nhận của Diêm Liên Khoa đối với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, bạn hiểu thêm được điều gì về mối quan hệ giữa nội dung viết và cách viết trong hoạt động sáng tác tiểu thuyết?

Lời giải chi tiết:

Diêm Liên Khoa đã nhận định sự gắn kết chặt chẽ giữa nội dung và cách viết trong hoạt động sáng tác tiểu thuyết. Nội dung của Nỗi buồn chiến tranh là sự tàn khốc, ẩn ức của chiến tranh đối với tâm hồn con người được thể hiện qua cách thức kể chuyện phi tuyến tính, phá vỡ liên tục. Đồng thời, tác phẩm còn là sự sáng tạo kép, không chỉ là sự sáng tác của Bảo Ninh, mà còn bao gồm cả câu chuyện sáng tác của nhân vật Kiên trong tiểu thuyết. Điều này tạo nên một tầng bậc sáng tạo phức tạp, khẳng định vai trò của nhân vật trong tác phẩm, làm nên sự thành công và giá trị của tác phẩm này. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí