Giải bài tập 2 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức>
Phân tích sự tương phản giữa cử chỉ, hành động của vua Xiêm cùng những người hầu cận và cử chỉ, hành động của các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều được miêu tả trong đoạn văn bản.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Đọc lại văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc trong SGK Ngữ văn 12, tập một kh (tr. 14-15), đoạn từ "Mấy giơ đầu ở séc thứ ba" đến "Được thì chết! Chiến tranh!" và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Phân tích sự tương phản giữa cử chỉ, hành động của vua Xiêm cùng những người hầu cận và cử chỉ, hành động của các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều được miêu tả trong đoạn văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của vua Xiêm
Lời giải chi tiết:
- Vua Xiêm cùng những người hầu cận:
+ Vua Xiêm tức giận “lôi trong túi áo ra một cái bản đồ Ấn Độ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại”, hành động này là sự cảnh cáo, đeo dọa rằng nếu Xiêm thua thì sẽ không để yên.
+ Những người hầu cận cũng hùa theo mà ghé tai thì thào “La guerre! La guerre!” (Chiến tranh! Chiến tranh!)
- Các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều:
+ Đức vua nước nhà, quan Toàn quyền và quan Thống sứ đưa mắt nhìn nhau, từ hăng hái chuyển dần sang lo lắng vì sợ rằng quân Xiêm sẽ kéo sang trả thù.
+ Hành động của Giám đốc chính trị Đông Dương sau khi nghe hiệu lệnh của quan Toàn quyền, liền rỉ tai ông bầu Văn Minh một cách gấp gáp, kêu rằng phải đi tìm Xuân nhờ thua quân Xiêm => thể hiện sự nịnh nọt, nhún mình, sợ hãi của nước nhà trước kẻ thù đang có ý định chiến tranh.
Câu 2
Bản chất của hoạt động thể thao được tổ chức nhân dịp đón tiếp vua nước láng giềng đã bị tác giả phơi trần như thế nào? Bạn có nhận xét gì về cách nhìn và khám phá hiện thực của nhà văn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý các chi tiết thể hiện cách nhìn hiện thực của nhà văn
Lời giải chi tiết:
- Diễn ra với hình thức giả tạo: mặc dù nó được tổ chức công phu và có vẻ trọng thể, nhưng bản chất của sự kiện không phải là để thể hiện tinh thần thể thao thực sự hay là để tôn vinh những giá trị thể thao, mà chủ yếu là để tạo ấn tượng và lấy lòng vua nước láng giềng.
- Như một trò cười và hết sức lố bịch
- Mang mục đích chính trị và xã hội: nó được tổ chức nhằm tạo ấn tượng tốt với vua nước láng giềng và củng cố vị trí của các quan chức và những người có quyền lực trong xã hội.
- Các nhìn và khám phá hiện thực của nhà văn:
+ Tính châm biếm và phê phán: sự yếu kém và lố bịch của các quan chức trong việc tổ chức, điều hành...
+ Khám phá những vấn đề xã hội và chính trị: Ông chỉ trích sự kém hiệu quả của các quan chức, sự giả tạo trong các hoạt động công cộng, và sự thiếu trách nhiệm trong quản lý quốc gia.
+ Phơi trần sự giả tạo trong các hoạt động công cộng
=> Điều này giúp làm nổi bật sự mâu thuẫn và những vấn đề nghiêm trọng trong quản lý xã hội và chính trị thời bấy giờ.
Câu 3
Nêu nhận xét về nhịp điệu trần thuật (miêu tả, kể) trong đoạn văn bản.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về hình thức trần thuật
Lời giải chi tiết:
Nhịp điệu trần thuật trong đoạn này nhanh và gấp gáp hơn. Qua đó, thể hiện không khí căng thẳng, kịch tính và sợ hãi trước sự đe dọa của quân Xiêm La.
Câu 4
Lập bảng liệt kê, so sánh các từ ngữ, chi tiết được sử dụng để miêu tả phản ứng của đám đông và phản ứng của các yếu nhân (nhân vật quan trọng) của buổi lễ. Căn cứ vào bảng liệt kê, so sánh đó, hãy rút ra những nhận xét phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các hình ảnh miêu tả phản ứng của 2 đối tượng và tiến hành so sánh
Lời giải chi tiết:
Nhân vật |
Phản ứng của nhân vật |
Nhận xét |
|||||||||||||||||||||
Vua Xiêm |
“Tức thì lôi trong áo ra cái bản đồ Ấn Độ Chi Na...Hoành Sơn.” “Ngắm nghía cái bản đồ... không nhìn ra cuộc đấu” |
Khi thấy tài tử của mình không lấn át được Xuân, ông đã vô cùng tức giận, và hành động này là sự cảnh cáo và đe dọa của ông về chiến tranh có thể xảy ra. |
|||||||||||||||||||||
Vua quan Đức và viên quan hầu Nhật |
Thì thào “La guerre! La guerre!” |
Hùa theo vua Xiêm |
|||||||||||||||||||||
Công chúng Pháp – Nam |
“ngây thơ, vô lo vô lự, vẫn vỗ tay rầm rộ để ủng hộ Xuân” |
Họ đơn giản, thể hiện đúng tinh thần thể thao, ủng hộ cuồng nhiệt cho người chiến thắng mà không biết ẩn sau hoạt động giải trí là một mục đích mang tính chính trị. |
|||||||||||||||||||||
Các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều |
“đưa mắt nhìn nhau” |
Tỏ ra sự lo lắng trước sự không chút nhún nhường của Xuân |
|||||||||||||||||||||
Giám đốc chính trị Đông Dương |
“rỉ tai” ông bầu Văn Minh về bản chức tối hệ trọng về việc nhờ thua quân Xiêm |
Vội vã, gấp gáp bỏ khán đài, chạy xuống đi tìm ông bầu vì đây là một việc hệ trọng, có liên quan đến vận mệnh của đất nước. => Cứu vãn tình hình bằng phương án nhường đối thủ, đây là một lối suy nghĩ hèn nhát, thiển cận của các quan chức lúc đó. |
|||||||||||||||||||||
Ông bầu Văn Minh |
“đứng ngạc nhiên há hốc mồm ra” “liền thất thanh khẽ bảo nó: Thua đi! Nhường đi! Được thì chết! Chiến tranh!” |
Nhân vật như ông Văn Minh rất ngây ngô, khó hiểu khi nghe lời đề xuất của Ông Giám đốc chính trị Đông Dương vì nó quá vô lí.
|
Câu 5
Nếu đặt mình trong vai nhà đạo diễn phim muốn đưa cảnh được miêu tả trong đoạn văn bản lên màn ảnh, bạn sẽ nêu những yêu cầu cơ bản nào đối với nhóm làm phim của mình?
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Xây dựng bối cảnh và không khí: phải tái hiện lại sự hỗn loạn của đám đông quần chúng, của xã hội lúc bấy giờ.
- Nhân vật và diễn xuất: phải thể hiện cảm xúc theo đúng mô tả của nhân vật trong văn bản, từ sự tinh ranh đến kệch cỡm của các nhân vật trào phúng.
- Kỹ thuật quay phim và hình ảnh, âm thanh: sử dụng các góc máy và ánh sáng phù hợp.
- Hiệu ứng chuyển cảnh và dựng phim: mượt mà và logic giúp khán giả theo dõi câu chuyện một cách dễ dàng.
- Tính trung thực đối với văn bản: Đảm bảo rằng các sự kiện và hành động trong cảnh phản ánh chính xác mô tả từ văn bản gốc, giữ nguyên ý nghĩa và tinh thần của đoạn văn.
- Giải bài tập 3 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 4 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 5 trang 6 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 6 trang 7 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải bài tập 7 trang 7 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức