Giải Bài tập 6 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức>
Đọc lại bốn câu thơ đầu (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:
Đọc lại bốn câu thơ đầu (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:
Câu 1
Câu 1 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bốn câu thơ sau để giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim”. Từ đó nhận xét về triết lí của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- “Cổ kim” là từ ghép đẳng lập. Với dạng từ ghép Hán Việt này, có thể giải thích nghĩa của từng yếu tố, sau đó phán đoán nét nghĩa khái quát của từ. Cổ: xưa, cũ (như: cổ đại); kim: nay, hiện thời (đương kim). Cổ kim: xưa (và) nay; trong văn bản, từ “cổ kim” có ý nghĩa bao quát một khung thời gian không xác định, từ xưa tới nay và mai sau.
- Từ “cổ kim” như giải thích ở trên, gắn với sự khẳng định có tính dự cảm về nỗi đau, về mối hận không thể tỏ tường, khó lí giải được vì sao những kẻ hồng nhan. tài tử lại phải chịu nỗi oan khiên. Từ cảm quan thời đại Nguyễn Du, từ ngữ và ý thơ cho thấy triết lí, suy ngẫm sâu sắc của tác giả về bi kịch muôn đời của”tài” và"sắc" “tài mệnh tương đố” “tài tử đa cùng” “hồng nhan đa truân”, “hồng nhan bạc mệnh", “Có tài mà cậy chi tài” “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”...
Câu 2
Câu 2 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở về sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bốn câu thơ sau để giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về đối tượng nào.
Lời giải chi tiết:
- Có thể thấy, “phong vận kì án (nỗi oan khiên kì lạ của người phong vận - về trước) đối với “ngã tự cư” (ta tự mình mang chịu – về sau).
- Như đã giải thích trong SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 18, từ “phong vận” có nhiều nét nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh này, dễ thấy từ này thiên về nghĩa chỉ người phụ nữ, người con gái nết na, phong nhã. Nét nghĩa này tạo thành thể đối về ý với “ngã” (tôi, ta), chỉ Tố Như, là một đấng mày râu, tu mi nam tử,... (xem thêm gợi ý trả lời câu 4 ở dưới).
Câu 3
Câu 3 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu thơ 7 để nhận xét về hiện tượng thất niêm
Lời giải chi tiết:
- Theo công thức về niêm (xem lại SGK Ngữ văn 10, tập hai, tr. 48 và các tài liệu tham khảo liên quan), thanh điệu các chữ 2 - 4 - 6 của câu 7 (câu lẻ ở liên 4) phải giống với thanh điệu các chữ 2 - 4 - 6 của câu 6 (câu chẵn ở liên 3). Câu 6 có mô hình thanh điệu (đúng niêm) là T - B - T (“Phong vận kì oan ngã tự cư câu 7 có mô hình thanh điệu ở các vị trí tương ứng là B - T - B (“Bất tri tam bách du niên hậu”), như vậy là ngược hoàn toàn so với công thức ở cả ba vị trí.
- Trong lịch sử thơ luật (cả ở Trung Quốc và Việt Nam), hiện tượng thất niềm (và cả thất luật, thất vận, thất đối) không hiếm gặp. Tiêu biểu nhất có thể kể đến là bài thơ Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) nổi tiếng của Thôi Hiệu (đời Đường Trung Quốc). Có thể phân loại hiện tượng “vi phạm” công thức này thành hạ trường hợp: (a) do tác giả chưa thành thạo về luật; (b) do tác giả cố tình, chủ động phá vỡ công thức. Với trường hợp câu thơ trên của Nguyễn Du, nội dung tư tưởng các câu thơ và mạch ý của các liên thơ được thể hiện logic, vì thế có thể xếp vào trường hợp thứ hai. Nhà thơ không câu nệ vào hình thức, niêm luật sẵn sàng phá vỡ tính quy phạm về hình thức để cốt thể hiện cho được tư tưởng và xúc cảm của mình.
Câu 4
Câu 4 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Tỳ bà hành:“Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Ta và nàng cùng chung số kiếp luân lạc nơi góc biển chân trời). Hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến trên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và ý kiến để đưa ra bình luận ngắn gọn.
Lời giải chi tiết:
- Mối quan hệ, sự tiếp nhận và ảnh hưởng Đường thi (trong đó có Tì bà hành của Bạch Cư Dị) trong các sáng tác của Nguyễn Du (cả chữ Hán và chữ Nôm) là một thực tế. Tiêu biểu nhất của ảnh hưởng này có thể kể đến nghệ thuật miêu tả tiếng đàn (tiếng đàn của người ca nữ trong Ti bà hành và tiếng đàn của Thuý Kiều trong Truyện Kiều). Tuy nhiên, trong trường hợp này, không thể xác định Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của Bạch Cư Dị về bút pháp nghệ thuật hay về nội dung; so sánh hai câu thơ trong hai sáng tác, cũng không có biểu hiện của việc dụng điển.
- Các nhà thơ, nghệ sĩ, nhà tư tưởng lớn,.. xưa nay thường có sự gặp gỡ về tâm hồn, đồng điệu về cảm xúc. Bạch Cư Dị và Nguyễn Du cùng được đánh giá là những nhà thơ có tư tưởng hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Họ đều có những trải nghiệm và suy tư về thân phận bi kịch của con người và thời đại mình sống; cùng có những tác phẩm nổi tiếng viết về thân phận người con gái tài sắc trong xã hội phong kiến. Hai câu thơ nói trên cho thấy cả hai nhà thơ đều có chung một suy tư, một tâm hồn đồng cảm với số phận những người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh. Điều đáng quý là cả hai nhà thơ đều vượt qua giới hạn của hệ tư tưởng phong kiến, vốn trọng nam khinh nữ, để cùng đồng nhất thân phận của mình (một vị quan, một đấng nam nhi) với thân phận nhỏ bé của người phụ nữ bất hạnh. Bạch Cư Dị trong bài Tì bà hành coi số phận của mình cũng giống số phận của người ca nữ: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân”. Nguyễn Du coi mình là người cùng hội cùng thuyền với kẻ phong nhã, tự mình có chung nỗi oan khiên lạ lùng mà khách má hồng phải chịu đựng: “Phong vận kì oan ngã tự cư”.
Câu 5
Câu 5 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để so sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ để đưa ra điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Nội dung hai câu thơ kết trong bản dịch của Vũ Tam Tập: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. Cấu trúc “ai... chăng?” của câu thơ dịch (có ai... hay không?) đã chuyển ý hỏi bộ phận trong nguyên văn thành một câu có cấu trúc nghi vấn (câu hỏi toàn bộ). “Tiền giả định” của câu thơ dịch là: Tác giả không biết có ai sẽ khóc Tố Như hay không?
Câu 6
Câu 6 (trang 6, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng: người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh ký không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để gắn với ý kiến trên từ đó xác định vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí xót thương cho người đời trước là Tiểu Thanh và thương cho thân phận mình, đồng nhất thân phận của mình với thân phận việc người đời sau, theo lẽ “đồng bệnh tương liên” hẳn có kẻ khóc thương cho Tố Như – người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” với nỗi đau của người trong cuộc dành cho những số phận tài tử, hồng nhan, bất hạnh. Tuy câu thơ của Nguyễn Du có ý cảm thán về số phận tự thân, nhưng hoàn toàn có cơ sở để gắn kết cảm xúc tâm sự, dự cảm ấy với ý kiến khái quát rất sâu sắc mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã viết trong bài tựa Truyện Kiều.
- Giải Bài tập 7 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 8 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 4 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức