Giải Bài tập 4 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức>
So sánh nội dung đoạn trích của văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15), từ câu 735 đến câu 748 với đoạn trích sau trong Kim Vân Kiều truyện và thực hiện các yêu cầu:
So sánh nội dung đoạn trích của văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15), từ câu 735 đến câu 748 với đoạn trích sau trong Kim Vân Kiều truyện và thực hiện các yêu cầu:
Thuý Kiều nói:
- Chàng Kim vừa đi Liêu Dương, việc cứu cha, cứu em, chị lại không thể chần chừ giây lát. Công việc khó liệu, nên không thể không nhờ đến em! Chị với chàng Kim có một tờ minh ước, một đôi vòng bạc, xin đưa cả cho em, mong em khéo giữ gìn, để làm mối ăn ở lâu dài về sau. Chị sợ người tài tình như chàng Kim, khó lòng mà gặp, chị cùng chàng thề thốt biết bao nhiêu, tất cả phải nhờ em giữ cho trọn vẹn. Sau này chồng quý vợ vinh, đừng có quên chị! Có lẽ bà mối sắp đến, e không kịp nói nữa, vậy chị viết mấy chữ gửi em trao lại chàng Kim.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hạnh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 51)
Câu 1
Câu 1 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Nêu các chi tiết, sự việc tương đồng được miêu tả trong hai đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại cả văn bản để đưa ra điểm tương đồng được miêu tả trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Thuý Kiều trao lại cho Thuý Vân các kỉ vật: vật đính ước (“đôi vòng bạc” “chiếc vành”), tờ giấy ghi lời thề nguyền (“tờ minh ước”, “tờ mây”).
- Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân giữ gìn kỉ vật tình yêu và đừng quên mình: “mong em khéo giữ gìn”, “nhờ em giữ cho trọn vẹn”, “chồng quý vợ vinh đừng có quên chị” (Kim Vân Kiều truyện);“Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên” (Truyện Kiều).
Câu 2
Câu 2 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra các chi tiết có trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du lược bỏ ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn văn bản, chỉ ra các chi tiết đã được lược bỏ ở đoạn trích tương ứng.
Lời giải chi tiết:
- Chàng Kim vừa đi Liêu Dương.
- Em giữ gìn kỉ vật để làm mối ăn ở về sau.
- Người tài tình như chàng Kim, khó lòng mà gặp.
- Bà mối sắp đến, chị không kịp nói thêm, viết thư nhờ em trao lại cho chàng Kim.
Câu 3
Câu 3 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra các chi tiết không có trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du thêm vào ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn văn bản để chỉ ra những chi tiết Nguyễn Du đã thêm ở đoạn trích tương ứng.
Lời giải chi tiết:
* Các chi tiết:
- Trao duyên cho em nhưng Thuý Kiều vẫn mong muốn kỉ vật tình yêu là “của chung”: “Duyên này thì giữ vật này của chung”.
- Cậy nhờ em nối hộ mối tơ duyên nhưng lại nói về việc em nên đôi lứa cùng chàng Kim như một giả thiết bất đắc dĩ: “Dù em nên vợ nên chồng”, “Mai sau dù có bao giờ,...
- Tự gọi mình là “người bạc mệnh”, “người thác oan”; tưởng tượng mình sẽ hiện về như một hồn ma sầu thảm, oan trái, còn mang nặng lời thề nguyền dang do,...
Câu 4
Câu 4 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Khi trao kỉ vật, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều trong hai đoạn trích có gì khác biệt?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn văn bản để so sánh tìm ra sự khác biệt khi trao kỉ vật tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Trong đoạn trích Kim Vân Kiều truyện, lời thoại khi trao kỉ vật cho thấy nhân vật Thuý Kiều vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, làm chủ được cảm xúc.
- Trong đoạn trích Truyện Kiều, lời thoại khi trao kỉ vật cho thấy Thuý Kiều không còn làm chủ được cảm xúc (như lúc thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên).
Câu 5
Câu 5 (trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau: “Duyên này thì giữ vật này của chung”;“Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ đối để chỉ ra và phân tích tác dụng trong câu thơ.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ đối ở hai câu thơ không chỉ mang lại sự cân đối, tương xứng cho hai về của mỗi câu thơ mà còn có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cần biểu đạt. Khi nêu tác dụng, cần chú ý đến ngữ cảnh của các câu thơ.
+ Ví dụ: Cấu trúc đối của Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” thể hiện hai trạng thái cảm xúc màu thuẫn trong tâm trạng của Thuý Kiều – nàng vừa thiết tha trao lại mối duyên tình cho Thuý Vân lại vừa như muốn níu giữ kỉ vật tình yêu.
- Giải Bài tập 5 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 6 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 7 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 8 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức