Giải Bài tập 6 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nhiều loài chim có tập tính di cư và sẽ di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa, theo những đường bay cụ thể. Vậy tại sao một số loài chim lại có tập tính di cư này, thay vì sống cố định một chỗ?

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông và tìm nơi ấm áp hơn để vượt qua mùa đông. Tuy nhiên, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và dần bị bác bỏ. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ... là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.

Chim di cư xác định phương hướng như thế nào?

Có hai kĩ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có; định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái Đất.

Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.

Các loài chim bay cao như diều hậu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày đề tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.

(Nhi Nguyễn, Bạn có biết: Tại sao một số loài chim lại phải đi di cư?, báo điện tử Dân trí, ngày 13/11/2020)


Câu 1

Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Văn bản giải thích hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả đã đặt ra và giải đáp những câu hỏi gì về hiện tượng tự nhiên đó?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Văn bản giải thích hiện tượng chim di cư theo mùa.

Tác giả đã đặt ra câu hỏi: Tại sao một số loài chim lại có tập tính di cư thay vì sống cố định 1 chỗ? Chim di cư xác định phương hướng như thế nào?


Câu 2

Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Xác định các câu then chốt trong nội dung giải thích của tác giả.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông và tìm nơi ấm áp hơn để vượt qua mùa đông.

- Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ... là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.


Câu 3

Câu 3 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện qua hai câu sau: “Tuy nhiên, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và dần bị bác bỏ.”, “Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn.”?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Hai câu trích cho thấy việc giải thích một hiện tượng tự nhiên không hề dễ dàng. Trong số những cách giải thích đã đưa ra, ở một thời điểm hay thời kì nhất định, thường chỉ có một cách giải thích được xác định là hợp lí hay chính xác nhất. Tuy nhiên, cách giải thích đó vẫn liên tục được xem xét lại dựa trên những khám phá mới của con người về giới tự nhiên, dựa trên sự tiến bộ của khoa học. Có khi nó bị bác bỏ nhưng cũng có khi nó được khẳng định lại với những cứ liệu mới.


Câu 4

Câu 4 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Nêu những câu hỏi khác của bản thân em về hiện tượng chim di cư và tìm lời giải đáp trong các tài liệu khoa học đáng tin cậy.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Đưa ra suy nghĩ cá nhân


Lời giải chi tiết:

- Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V?

- Giải đáp:

Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh.


Câu 5

Câu 5 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Phân tích mạch lạc và liên kết của văn bản.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

– Mạch lạc của văn bản: các đoạn văn trong văn bản đều tập trung giải thích hiện tượng chim di cư xoay quanh hai vấn đề chính: nguyên nhân của hiện tượng chim di cư và cách các loài chim xác định phương hướng khi thực hiện các chuyến bay định kì của mình.

– Liên kết của văn bản: một số cụm từ then chốt ở câu trước được lặp lại trong câu sau để đảm bảo sự liên tục của mạch diễn đạt; có sự xuất hiện của các từ ngữ đảm bảo chức năng kết nối giữa các câu như: vậy tại sao, tuy nhiên,..



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí