Giải Bài tập 6 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong số không nhiều nhân vật của bức tranh mộc mạc mà đầm ấm không khí gia đình ấy, bé Sơn là cậu bé có tâm hồn đa cảm khi em “cầm giơ những cái áo len thấy mát lạnh cả tay” Hoặc “Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vài gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ lâu lắm... Nếu Thạch Lam chợt dừng ở đó thì tuy chưa phải là một truyện ngắn nhưng đó là một tuỳ bút rất hay với tiêu đề: cảm nhận của Sơn trong cái phút chuyển mùa. Nhưng vì là một truyện ngắn nên bức tranh trở dạ của thiên nhiên có gái thêm vào một chi tiết gi móc nối với phần sau. Nhưng hoàn toàn không hề khiên cưỡng, mà trái lại, rất tự nhiên. Đó là khi tìm áo cho các con, mẹ Sơn có giơ lên một cái áo bóng cánh đã có nhưng còn lành lặn mà nói với mọi người: “Đây là áo của cô Duyên đây. Vị thanh của phần thứ nhất, đầu mối của câu chuyện cũng từ chi tiết bất ngờ tưởng như là “ngoài cuộc” ấy. Sở dĩ gọi nó là vĩ thanh của đoạn đầu bởi đây là thời điểm lắng lại của tình thương mến xa xôi hướng về một người thân đã không còn bao giờ có mặt. Tất cả những người trong gia đình đều bồi hồi xúc động, lẽ ấy đương nhiên. Riêng với Sơn, có lẽ vì gần tuổi với Duyên, nên câu nhắc của mẹ làm Sơn nhớ em mà “cảm động và thương em quá”. Còn người nhắc, có thể cũng do vô tình, nhưng tự nó chạm đến chỗ đau, mẹ Sơn không kém phần thương nhớ Duyên thiệt phận, nhưng bà biết kìm nén lòng mình. Chỉ những ai tinh ý và đồng điệu với nỗi niềm này mới “giải mã” được tiếng nói vô ngôn. Chẳng thế mà khi vú già nhắc đến Duyên, người mẹ đã không nói gì. Nhưng đến lúc Sơn lại gần để mặc áo, “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”. Bởi vậy, “Đây là áo của cô Duyên đây” là một chi tiết bất ngờ mà vô cùng quan trọng. Giả sử không có nó thì chị em Sơn dù có thương Hiện đến mấy cũng đành phải bó tay mà ngậm ngùi thương cảm, không xác lập được hình thức của tình thương. Không có nó thì mạch truyện đứng yên không còn khả năng tung phá, mở những hướng đi bất ngờ để từ đó mỗi nhân vật có một lần tự nhận diện trong sự cọ xát vào nhau mà phát sáng...
(Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Thạch Lam và Hồ Dzếnh, Lê Bảo biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1999, tr. 66 – 67)
Câu 1
Câu 1 (trang 23, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Đoạn trích tập trung phân tích tác dụng của chi tiết nào trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích tập trung phân tích tác dụng của chi tiết mẹ Sơn nói với mọi người về chiếc áo bông cũ của em Duyên trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
Câu 2
Câu 2 (trang 23, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Nhận xét “bé Sơn là cậu bé có tâm hồn đa cảm” được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Sơn “cầm giơ những cái áo len thấy mát lạnh cả tay”.
- “Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ lâu lắm”.
Câu 3
Câu 3 (trang 23, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Theo tác giả, vì sao chi tiết mẹ Sơn nói với mọi người về chiếc áo của em Duyên lại vô cùng quan trọng? Em có nhận xét gì về cách giải thích của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Chi tiết này có vai trò như một vĩ thanh của phần đầu, giúp cảm xúc thương mến hướng về người thân đã mất trở nên lắng đọng.
- Chi tiết này kết nối chặt chẽ với hành động cho áo, là biểu hiện cụ thể để nhà văn thể hiện tấm lòng, tình yêu thương của chị em Sơn với bé Hiên
- Chi tiết này giúp móc nối với phần sau của câu chuyện, đóng vai trò là đầu mối, giúp mạch truyện có khả năng mở ra những hướng đi bất ngờ.
Cách giải thích của tác giả toàn diện chặt chẽ, xác đáng và thuyết phục.
Câu 4
Câu 4 (trang 23, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Em hãy tìm trong đoạn trích các câu văn có sử dụng thành phần biệt lập và cho biết tác dụng của thành phần biệt lập đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Các câu văn sử dụng thành phần biệt lập.
- Riêng với Sơn, có lẽ vì gần tuổi với Duyên, nên câu nhắc của mẹ làm Sơn “cảm động và thương em quá”
=> Thành phần tình thái thể hiện qua từ có lẽ, thể hiện thái độ đánh giá chủ quan
- Còn người nhắc, có thể cũng do vô tình, nhưng tự nó chạm đến chỗ đau, mẹ Sơn không kém phần thương nhớ Duyên thiệt phận, nhưng bà biết kìm nén lòng mình.
=> Thành phần tình thái thể hiện qua từ có thể, thể hiện thái độ đánh giá chủ quan
- Giải Bài tập 7 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 8 trang 26 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống