Giải Bài tập 5 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức


Đọc lại văn bản Cộng đồng và cá thể trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 107 – 109) và trả lời các câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Cộng đồng và cá thể trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 107 – 109) và trả lời các câu hỏi: 

Câu 1

Câu 1 (trang 25, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

 Nhan đề của văn bản là Cộng đồng và cá thể. Theo bạn, có thể đảo trật tự hai khái niệm chứa đựng trong đó để có nhan đề mới là Cá thể và cộng đồng được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để nhận xét về việc đảo trật tự hai khái niệm chứa đựng.

Lời giải chi tiết:

Việc đặt tên văn bản là Cá thể và cộng đồng hoàn toàn có thể chấp nhận được, với điều kiện nhan đề đó tương thích với trình tự triển khai luận điểm mà tác giả đã xác định.

Câu 2

Câu 2 (trang 25, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong văn bản, khái niệm “cộng đồng lành mạnh” đã được tác giả giải thích như thế nào? Bạn suy nghĩ gì về đặc điểm của một cộng đồng đối lập với “cộng đồng lành mạnh”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra khái niệm và trình bày suy nghĩ đặc điểm cộng đồng.

Lời giải chi tiết:

- Cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá thể cũng như với sự liên kết bên trong xã hội. 

- Chúng ta có thể nhận diện được đặc điểm của một “cộng đồng không lành mạnh” qua việc:

- Không tôn trọng tính độc lập của cá nhân.

- Không ý thức được đầy đủ về mối quan hệ hai chiều giữa cá nhân và cộng đồng.

Câu 3

Câu 3 (trang 25, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Tác giả thể hiện mối bận tâm gì khi nêu nhận xét về “thời đại chúng ta đang sống”: “Ở một chừng mực nhất định, tổ chức đã thay thế thủ lĩnh, nhất là trong lĩnh vực kĩ thuật, song cũng đã có thể cảm thấy điều tương tự trong khoa học”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra mối bận tâm của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Theo ông, “tổ chức đã thay thế thủ lĩnh” là hiện tượng tiêu cực, làm hạn chế vai trò soi đường của những cá nhân xuất chúng, lại đặt những sáng tạo cá nhân bên dưới sự “lãnh đạo” của tập thể. Chính điều đó dẫn đến việc triệt tiêu những nỗ lực cá nhân nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Câu 4

Câu 4 (trang 25, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo tác giả, yếu tố giúp cộng đồng “khỏe mạnh trở lại” là gì? Về vấn đề này, bạn có thể bổ sung ý kiến gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra ý kiến của tác giả và đưa ra ý kiến em có thể bổ sung.

Lời giải chi tiết:

- Theo tác giả, yếu tố giúp cộng đồng “khỏe mạnh trở lại” việc phân công lao động có kế hoạch, đảm bảo về vật chất cho từng cá thể.

- Bên cạnh yếu tố tác giả đưa ra, em có bổ sung ý kiến: Chúng ta cần tăng cường rèn luyện, giáo dục đạo đức, lối sống. 

Câu 5

Câu 5 (trang 25, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Dựa vào kiến thức về đời sống của mình và vào những điều được gợi mở từ văn bản, hãy nêu một số điều mà bạn cho là cần khắc phục trong mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể ở xã hội hiện nay.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể ở xã hội hiện nay.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình phát triển, cá nhân thường bị lu mờ, bị lấp khuất sau cộng đồng, thậm chí “hòa tan” vào cộng đồng. “Cái tôi” nhân danh “cái ta”, “cái chúng ta”. Mỗi cá nhân không có không gian phát triển riêng, dễ dàng bị hòa tan, bị lôi cuốn theo những tập thể khác nhau, có tốt cũng có xấu. Tuy nhiên, nếu muốn xã hội phát triển hơn, mỗi cá nhân phải tìm được cái “tôi” riêng của mình, cần tìm kiếm hướng đi đúng đắn, tạo dựng giá trị cho bản thân và cho cộng đồng. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí