Giải bài tập 4 trang 21 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Hãy nêu vắn tắt nội dung của đoạn văn. Theo bạn, trong đoạn văn này, chi tiết/ sự việc kì ảo nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hãy nêu vắn tắt nội dung của đoạn văn. Theo bạn, trong đoạn văn này, chi tiết/ sự việc kì ảo nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Sau khi đọc xong thư của Lê Thánh Tông, Quảng Lợi vương mặt rồng tức giận về những tội ác, chuyên quyền, ăn hối lộ của tên Giao đô đốc. Ông liền hạ lệnh cho các hạ thần của mình là Ngạc tổng binh, Miết tòng sự đem vài nghìn lính mặc áo giáp, đội mũ trụ đi tróc nã tên Giao kia. Đồng thời sai Quy quốc bưu giáng chức mang thư đến đầu bãi biển cho Lương Thế Vinh xem và mong muốn được nghe ý kiến. Sau đó, binh sĩ của vua Quảng Lợi như sấm như sét tiến vào hải phận của Giáo thần mà dõng dạc tuyên chỉ. Bấy giờ Giao thần chỉ biết sợ hãi, cụp đuôi biến mất. 

Chi tiết kì ảo: Khi mọi người để mắt trông ra biển đều thấy: đi trước là Ngạc tổng binh, theo sau là các loại cá lớn, các loài rùa, ba ba,... như sấm như sét tiến thẳng vào hải phận của Giao thần”  => Chi tiết này vẽ nên một cảnh tượng sống động, mạnh mẽ và đầy huyền ảo, với sự xuất hiện của các loài vật biển dưới hình thức của một đoàn quân.

Câu 2

Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: chính truyền, tiến phát, tiểu nhân, quân tử, quốc pháp, phục bút, lương tá, tuyên chỉ, ba đào, sắc dục; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).

Lời giải chi tiết:

- Chính truyền: Truyền thống chính thống, được truyền thụ một cách chính thức.

- Tiến phát: Thúc đẩy tiến hành một kế hoạch, chiến lược hay hành động cụ thể trong bối cảnh tác phẩm.

- Tiểu nhân: : Người có phẩm hạnh kém cỏi, ích kỷ, hay đố kỵ; đối lập với quân tử.

- Quân tử: Người có đức hạnh cao quý, hành động chính trực, đối lập với tiểu nhân.

- Quốc pháp: Luật pháp của quốc gia.

- Phục bút: Những chi tiết, gợi ý được đặt vào câu chuyện để dự báo hoặc tạo liên kết cho các sự kiện sau này.

- Lương tá: Người có khả năng và đức hạnh hỗ trợ tốt cho việc cai quản hoặc điều hành quốc gia.

- Tuyên chỉ: Việc công bố hoặc truyền đạt mệnh lệnh hoặc chỉ dụ của nhà vua đến các quan hoặc dân chúng.

- Ba đào: Những biến động dữ dội trong cuộc sống, đặc biệt là những khó khăn, thử thách mà nhân vật phải đối mặt.

- Sắc dục: Dục vọng liên quan đến nhục dục, sự ham muốn về mặt thể xác.

Câu 3

Phân tích ngắn gọn nội dung của tư tưởng “vương chính" (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương. Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả như thế nào?

Lời giải chi tiết:

    Tư tưởng “vương chính” qua bức thư mà vua Lê Thánh Tông gửi cho Quảng Lợi vương: Người tốt, làm việc thiện thì luôn được đạo trời che chở, còn những kẻ có tội, làm việc xấu thì luôn bị trừng phạt thích đáng. Và việc ông đem quân đánh Chiêm thành là theo đạo lý, thiên mệnh không ai có thể ngăn cản, vì tội ác của bọn chúng, trời đất thần người đều không tha thứ. Bậc minh quân không được để nhầm lẫn kẻ tiểu nhân với người quân tử, nghiêm dùng quốc pháp, giết bọn gian tà.

    Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử: 

+ Bức thư của Quảng Lợi vương thể hiện một sự tự phê bình và bày tỏ lo ngại về việc cai trị đất nước.Ông cũng thừa nhận sự bất toàn của tự nhiên và tạo hóa, và khẳng định rằng, mặc dù cách biệt giữa hai cõi âm dương, công lý vẫn không dung tha cho kẻ xấu. 

+ Nhận thức về sự bất toàn trong thế giới

+ Phê phán sự tha hóa của quyền lực

+ Sự bất lực trước sự gian tà của người giữ chức vị cao

+ Niềm tin vào công lý và sự trừng phạt thần linh

Câu 4

Đọc đoạn trích sau và cho biết tác giả đoạn trích đã khẳng định ưu điểm của tác phẩm Hải khẩu linh từ ở những khía cạnh nào?

Tuy vậy, ưu điểm nổi bật của Truyền kì tân phả là người viết rất có ý thức ủng hộ lối sống phóng khoáng vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến và đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội. Phần lớn các truyện của Đoàn Thị Điểm đều được xây dựng từ những nhân vật có thật, hoặc những truyền thuyết lịch sử; đặc biệt, truyện Hải khẩu linh từ bắt nguồn từ tấn bi kịch có thật của một nàng cung phi đời Trần Duệ Tông (1372 – 1377), nhưng với tài hư cấu nghệ thuật của mình, tác giả đã khéo léo dẫn dắt và nâng cao tính cách nhân vật chính lên, làm cho câu chuyện có sức truyền cảm sâu sắc. Cái chết tự nguyện của nàng Bích Châu là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc và hình tượng của nàng trong truyện còn có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Hải khấu linh từ được đánh giá là tác phẩm thành công hơn cả của Đoàn Thị Điểm...".

(Đặng Thị Hảo, in trong Từ điển văn học - Bộ mới NXB Thế giới, Hà Nội, 2004, tr. 1833)

Lời giải chi tiết:

    - Lối sống phóng khoáng vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến và đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội.

    - Tính hiện thực lịch sử: xây dựng từ một tấn bi kịch có thật của một nàng cung phi đời Trần Duệ Tông.

    - Tài hư cấu nghệ thuật:Tác giả đã khéo léo dẫn dắt và nâng cao tính cách của nhân vật chính, làm cho câu chuyện có sức truyền cảm sâu sắc.

    - Ý nghĩa nhân văn và xã hội: cái chết tư nguyện của Châu

    - Sự thành công của nghệ thuật


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí