Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều>
Trữ lượng dầu mỏ của thế giới được dự báo là bao nhiêu?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
MĐ
Trữ lượng dầu mỏ của thế giới được dự báo là bao nhiêu? Những nguồn nhiên liệu nào dùng thay thế dầu mỏ đang được quan tâm hiện nay?
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu được cung cấp trong sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
Trữ lượng dầu mỏ của thế giới ở mức 3177 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng lên khoảng 4000 triệu tấn vào năm 2010.
Nguồn nhiên liệu được dùng làm thay thế dầu mỏ: khí thiên nhiên, hydrogen
CH mục II TL1
Tìm hiểu và cho biết các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn hiện nay cung cấp những sản phẩm chủ yếu nào.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam
Lời giải chi tiết:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn cung cấp: xăng, dầu, LPG
CH mục II VD1
Việc khai thác và vận chuyển dầu khí có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực nào đối với môi trường? Làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào những ảnh hưởng của dầu mỏ đến môi trường
Lời giải chi tiết:
Việc khai thác và vận chuyển dầu khí có thể dẫn đến các sự cố tràn dầu trên biển gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường biển.
Khi khai thác dầu khi cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn trong khai thác và vận chuyển cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu tác hại do sự cố tràn dầu.
TL2
Có thể sử dụng giải pháp nào để hạn chế sự lan ra xung quanh của dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu trên mặt biển?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của dầu
Lời giải chi tiết:
Dùng bơm, hút, vớt hoặc sử dụng các vật liệu có khả năng thấm hút dầu.
CH mục IV TL3
Vì sao việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu mỏ đang ngày càng được quan tâm ở tất cả các nước trên thế giới?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Vì dầu mỏ là nguyên liệu không thể tái tạo và rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất nên cần tìm các nguồn thay thế cho nguyên liệu này.
CH mục IV VD2
Địa phương em có sử dụng than làm nhiên liệu không? Việc sử dụng than làm nhiên liệu gây ra những tác hại gì đến môi trường? Đề xuất một số nhiên liệu thay thế phù hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết về các nguồn nhiên liệu thay thế
Lời giải chi tiết:
Địa phương em đang sử dụng than làm nhiên liệu, việc sử dụng than làm nhiên liệu có thể sinh ra các khí độc như: CO2, CO, SO2, NO2….
CH mục IV TL4
Dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên, đá phiến đều thuộc loại nhiên liệu hóa thạch và chúng được xếp vào nhóm “các nguồn năng lượng không được tái tạo”. Giải thích vì sao chúng thuộc nhóm này và kể tên một số nguồn năng lượng tái tạo mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên, đá phiến đều thuộc nhiên liệu hóa thạch do không thể tái tạo được. Bản chất được sinh ra từ quá trình phân hủy các sinh vật và được nén khí trong lòng đất từ hàng triệu năm trước.
Năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng hydrogen, năng lượng gió
Bài tập CH1
Vì sao dầu mỏ được xem là nguồn nhiên liệu quan trọng của thế giới hiện nay? Tìm dẫn chứng để chứng minh ngành công nghiệp dầu mỏ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ dùng để chạy động cơ phục vụ cho sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó những sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.
Trong giai đoạn 2009 – 2013, bình quân nguồn thu từ dầu thô đóng góp khoảng 13,6% tổng thu ngân sách hằng năm.
Bài tập CH2
Hydrogen có thể được sử dụng như một loại nhiên liệu. Giải thích vì sao nhiên liệu hydrogen ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Vì sao hiện nay nhiên liệu hydrogen chưa được sử dụng phổ biến?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của hydrogen
Lời giải chi tiết:
Hydrogen khi cháy tạo ra hơi nước vô hại cho con người nên được xem là nguồn nhiên liệu không gây ảnh hưởng đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.
Vì khi hydrogen phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao tỏa nhiệt mạnh, diễn ra nhanh có thể gây
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều