Bài 3. Phân bón hữu cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều>
Làm thế nào để biến một số rác thải từ nhà bếp thành phân bón hữu cơ dùng để bón cho cây cảnh trồng tại nhà?
MĐ
Làm thế nào để biến một số rác thải từ nhà bếp thành phân bón hữu cơ dùng để bón cho cây cảnh trồng tại nhà?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Người ta sử dụng phương pháp ủ trộn hoặc lên men với men vi sinh để tạo thành phân bón hữu cơ.
CH mục I
Để kích thích sự phát triển rễ của hạt mầm, nên ưu tiên dùng phân bón vô cơ thay phân bón hữu cơ? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Để kích thích sự phát triển rễ của hạt mầm, nên ưu tiên dùng phân bón vô cơ vì phân bón vô cơ cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn phân bón hữu cơ.
CH mục III TL2
Với quá trình sản xuất phân chuồng, hãy:
a) Chỉ ra ưu điểm về thời gian thực hiện, chất lượng sản phẩm giữa ủ nóng và ủ nguội.
b) Dự báo các tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào ưu nhược điểm của phân chuồng
Lời giải chi tiết:
a)
Ưu điểm |
Ủ nóng |
Ủ nguội |
Thời gian |
1 tháng |
5 – 6 tháng |
Chất lượng sản phẩm |
Hàm lượng đạm thấp hơn |
Hàm lượng đạm cao |
b) Khi ủ sẽ tiềm ẩn nguy cơ các mầm bệnh, nấm mốc cũng phát triển theo các sinh vật có lợi, gây ra mùi làm ô nhiễm không khí. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
CH mục III LT1
Quá trình ủ phân chuồng có sinh ra CO2, NH4+. Các chất này sẽ phản ứng với nước để tạo ra đạm ammonium carbonate. Viết phương trình hóa học của phản ứng vừa nêu
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quy trình sản xuất phân chuồng
Lời giải chi tiết:
PTHH: \(C{O_2} + {H_2}O + 2N{H_3} \to {(N{H_4})_2}C{O_3}\)
CH mục II LT2
Dùng phương pháp ủ nóng để sản xuất phân chuồng thì đạm ammonium carbonate dễ biến đổi nhiệt tạo khí carbon dioxide và ammonia. Vì vậy làm tổn thất đạm nhiều hơn so với phương pháp ủ nguội. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng vừa nêu
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của ammonium carbonate
Lời giải chi tiết:
PTHH: \({(N{H_4})_2}C{O_3} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C{O_2} + {H_2}O + 2N{H_3}\)
CH mục III TL3
Loại rác nào sau đây không thể sử dụng làm phân rác tại nhà?
A. rơm, rạ, lá cây khô.
B. giấy, bã mía, mùn cưa.
C. túi nylon, xương động vật
D. vỏ trái cây, vỏ các loại củ
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
CH mục III TL4
Quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học có tạo thành khí ammonia và methane không? Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Vì các hợp chất hữu cơ chứa C, H ngoài ra còn có các nguyên tố khác như O, N, S… Nên trong quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học có thể tạo thành khí ammonia và methane
CH mục IV VD1
Tìm hiểu và đề xuất danh sách phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ cần cung cấp cho các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Giải thích vì sao em chọn những loại phân bón đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
Tìm hiểu về sự phát triển của cây lúa
Các giai đoạn phát triển của cây lúa
Giai đoạn tăng trưởng: bắt đầu từ khi nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng
Giai đoạn sinh sản: bắt đầu từ khi cây lúa phân hóa đòng đến khi trổ bông
Giai đoạn chín: bắt đầu từ khi hạt chín sữa đến khi thu hoạch
Nhu cầu về các loại phân bón:
Giai đoạn tăng trưởng: bón phân đạm và phân vi lượng để tăng năng suất và chất lượng hạt
Giai đoạn sinh sản: bón phân lân, phân kali và phân vi lượng để cây trổ nhiều bông, cho nhiều hạt và tăng khả năng chịu sâu bệnh
Giai đoạn chín: phân vi lượng
CH mục IV LT3
Từ bảng 3.1, hãy cho biết phân bón hữu cơ nào
a) cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng đa lượng nhiều hơn
b) cung cấp cho đất nhiều mùn hơn
c) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
a) Phân hữu cơ khoáng
b) Phân chuồng
c) Phân xanh
CH mục VI LT4
Giải thích vì sao quá trình sản xuất phân bón hữu cơ thường tạo ra khí methane
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về các hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Vì trong các hợp chất hữu cơ thường chứa C, H nên sẽ tạo ra khí methane trong quá trình sản xuất.
CH mục VI LT5
Mầm cỏ dại trong phân chuồng có tác hại gì đói với cây trồng? Để hạn chế mầm cỏ dại thì phân chuồng nên được ủ nguội hay ủ nóng?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tác động của phân bón đến môi trường
Lời giải chi tiết:
Mầm cỏ dại trong phân chuồng sẽ cạnh tranh sự phát triển của cây trồng.
Để hạn chế mầm cỏ dại thì nên ủ nóng
CH mục VI TL5
Phân bón hữu cơ hay phân bón vô cơ dễ gây ô nhiễm không khí hơn? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức phân bón hóa học
Lời giải chi tiết:
Phân bón hữu cơ gây ô nhiễm không khí hơn vì trong quá trình sản xuất có thể sinh ra các khí như CO2, CH4, SO2, NH3….
Bài tập CH1
Hãy tìm hiểu về hoạt động của một loại vi sinh vật có lợi trong phân hữu cơ sinh học
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Phân hữu cơ sinh học cung cấp nhiều loại vi sinh vật có lợi như: phosphobacteria
Có hai loại được gọi là vi khuẩn phốt pho hữu cơ, vai trò chính là sự phân hủy của các hợp chất phospho hữu cơ như axit nucleic, phospholipid, vv; một loại vi khuẩn gọi là phosphate vô cơ, vai trò chính là để phá vỡ phospho vô cơ, chẳng hạn như canxi phosphat, apatit . Như vậy vi sinh vật đóng vai trò cung cấp nguyên tố dinh dưỡng phosphorus cho cây trồng.
Bài tập CH2
Hãy tìm hiểu, lập danh sách các cây họ Đậu đóng vai trò là cây phân xanh
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về các nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Cây họ Đậu: lạc, đậu tương, đậu mèo, cây điên điển..
Bài tập CH3
Việc đốt rơm, ra trên đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất. Vậy, nên sử dụng rơm rạ như thế nào để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Cắt rơm rạ trộn với phân chuồng rồi đem ủ làm phân rác bón cho cây trồng
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều