Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức>
Dấu hiệu nào để sớm nhận ra nguy cơ xảy ra đám cháy? Khi chữa cháy cần tuân theo các quy tắc và quy trình nào? Sử dụng chất chữa cháy nào để dập tắt đám cháy đó?
Mở đầu
Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ cháy, nổ nếu được phát hiện sớm và xử lí kịp thời, đúng quy trình thì hậu quả của chúng sẽ giảm đi nhiều lần
Vậy dựa vào dấu hiệu nào để sớm nhận ra nguy cơ xảy ra đám cháy? Khi chữa cháy cần tuân theo các quy tắc và quy trình nào? Sử dụng chất chữa cháy nào để dập tắt đám cháy đó?
Lời giải chi tiết:
- Điều kiện cần và đủ để xuất hiện đám cháy là nguồn nhiệt, chất cháy và chất oxi hóa.
+ Nguồn phát sinh nhiệt: nguồn lửa, bức xạ nhiệt, ma sát tĩnh điện, đun bếp, thiết bị điện, …
+ Nguồn phát sinh chất cháy: nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, …
+ Nguồn phát sinh chất oxi hóa: hóa chất, thuốc nổ, …
- Khi chữa cháy cần tuân theo quy tắc: loại bỏ hoặc làm suy yếu bất kì yếu tố nào trong tam giác cháy (chất cháy, chất oxi hóa, nguồn nhiệt).
- Khi chữa cháy cần tuân theo quy trình sau:
+ Báo động cho mọi người biết.
+ Cúp cầu dao điện khu vực bị cháy.
+ Dùng các vật dụng tại chỗ để dập lửa.
+ Gọi 114 để gọi đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) chuyên nghiệp.
- Hiện nay có nhiều loại chất chữa cháy, phổ biến là nước, carbon dioxide, bọt chữa cháy và bột chữa cháy.
CH mục I CH1
Nêu các biện pháp để phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình
Phương pháp giải:
- Các thiết bị như: bàn là, bếp, máy sấy
Lời giải chi tiết:
- Các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình:
+ Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy sau khi sử dụng và để xa các vật liệu dễ cháy
+ Sử dụng thiết bị điện, đường dây điện, đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như nồi chiên, bếp điện,…
+ Tập trung khi đun nấu bằng bếp điện để tránh nồi cạn nước hoặc cháy dầu mỡ bên trong
CH mục I CH2
Nêu các biện pháp đề phòng cháy, nổ khi sử dụng bếp gas và cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ ga trong nhà.
Phương pháp giải:
- Các biện pháp: tập trung nấu, khóa van khi không dùng, không nên đặt bình gas vào hốc kín,…
- Các xử lí: Để nơi thông thoáng, kiểm tra ống dẫn gas, tránh tia lửa điện,…
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp đề phòng cháy, nổ khi sử dụng bếp gas như sau:
+ Tập trung khi nấu nướng để tránh quên tắt thiết bị hoặc để các thiết bị quá nóng.
+ Khóa van cổ bình gas sau khi nấu xong.
+ Lựa chọn bình gas có xuất xứ rõ ràng.
+ Thường xuyên kiểm tra xem có rò rỉ khí gas không.
+ Không nên đặt bình gas vào hốc kín.
Cách xử lí sự cố khi phát hiện rò rỉ gas trong nhà như sau:
+ Tạo điều kiện thông thoáng nhất để khí gas thoát ra ngoài: tắt bếp, khóa tất cả các van bình gas, mở hết các cửa; dùng tay quạt, bìa carton quạt theo phương ngang, …
+ Tuyệt đối tránh tia lửa điện: không bật lửa hay que diêm, không tắt hay mở bất kì thiết bị nào, không dùng điện thoại gần khu vực rò rỉ khí gas, …
+ Kiểm tra ống dẫn gas và xử lý bình gas
CH mục II CH3
a) Hãy nêu các dấu hiệu nhằm phát hiện sớm đám cháy
b) Em cần làm gì khi phát hiện đám cháy?
Phương pháp giải:
a) Dấu hiệu: mùi khét, khói, tiếng nổ,…
b) Cần làm: cúp cầu dao, gọi 114, hô hoán,…
Lời giải chi tiết:
a) Các dấu hiệu nhận biết sớm đám cháy:
+ Ngửi thấy mùi khét.
+ Có khói màu đen hoặc màu xám.
+ Ngọn lửa lớn, tiếng nổ to.
b) Khi phát hiện đám cháy, em cần làm ngay các công việc sau:
+ Hô hoán, gõ kẻng, gọi loa, bấm chuông báo cháy để báo động cho mọi người
+ Cúp cầu dao điện ở khu vực cháy
+ Sử dụng ngay các vật dụng có sẵn như: bình chữa cháy, nước, đất, chăn, cát, vòi chữa cháy để dập lửa
+ Gọi 114 để gọi đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) chuyên nghiệp.
CH mục II CH4
Để xử lí các đám cháy loại D như đám cháy kim loại magnesium không thể dùng nước, khí carbon dioxide, bọt chữa cháy, bột chữa cháy
a) Viết các phương trình hóa học để giải thích lí do
b) Đề xuất biện pháp dập tắt đám cháy magnesium
Phương pháp giải:
a)
- Dùng nước sinh ra H2 tác dụng với O2 gây cháy nổ
- Dùng khí CO2 thì sinh ra muội than (C), muội than tiếp tục cháy
- Dùng bọt chữa cháy, bột chữa cháy (NaHCO3) sinh ra CO2 tiếp tục phản ứng với Mg
b) Sử dụng bột khô ABC, BC hoặc cát, sỏi, khí hiếm
Lời giải chi tiết:
a)
- Không dùng nước để dập tắt đám cháy magie vì magie phản ứng với nước nóng sinh ra hydrogen có thể xảy ra một vụ nổ hơi làm văng các kim loại này đi khắp nơi dẫn đến đám cháy lan rộng. Hơn nữa, magie khi bị đốt nóng sẽ phân tách nước thành oxygen và hydrogen có thể tạo ra một vụ nổ hydrogen lớn.
- Không dùng khí CO2 để chữa đám cháy magie vì khi magie cháy nếu có mặt CO2 sẽ xảy ra phản ứng:
Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than này tiếp tục cháy và làm cho đám cháy càng khó kiểm soát.
- Không dùng bọt chữa cháy, các loại bột chữa cháy thông thường vì thành phần là NaHCO3 khi nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành CO2 và lại tiếp tục phản ứng với Mg khiến đám cháy lan rộng hơn.
b) Đề dập tắt đám cháy magnesium có thể sử dụng chất bột khô (bột ABC, BC), cát, sỏi, khí hiếm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa, nhiệt độ tự bốc cháy - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 4. Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 8. Phòng chống cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 7. Hóa học về phản ứng cháy nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa, nhiệt độ tự bốc cháy - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy, nổ - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức
- Bài 4. Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs - Chuyên đề học tập Hóa 10 Kết nối tri thức