Bài 7. Vai trò của năng lượng trang 27, 28, 29 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức>
Kể tên một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người mà em biết.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
CH tr 27 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 27 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Kể tên một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người mà em biết.
Phương pháp giải:
Kể tên một số nguồn năng lượng mà em biết
Lời giải chi tiết:
Một số nguồn năng lượng mà em biết:
- Dầu mỏ.
- Điện từ nhiên liệu hóa thạch.
- Năng lượng mặt trời.
- Gió.
- Nước (thủy điện).
CH tr 27 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 27 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 1, nêu tên nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,... ở mỗi hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình 1, tên nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,... ở mỗi hình lần lượt là: Mặt trời, Xăng dầu, động vật, gió, điện, nước.
CH tr 27 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 27 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Kể thêm các nguồn năng lượng khác mà em biết
Phương pháp giải:
Học sinh kể các nguồn năng lượng mà em biết
Lời giải chi tiết:
Than đá, gió, nước, dầu mỏ và khí tự nhiên,…
CH tr 28 CH
Trả lời câu hỏi trang 28 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2, cho biết có những nguồn năng lượng nào được sử dụng và sử dụng để làm gì trong hoạt động ở mỗi hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2
Lời giải chi tiết:
Hình a) năng lượng nước dùng để cung cấp nước trồng cây
Hình b) năng lượng xăng dầu để cung cấp nhiên liệu cho xe máy hoạt động giảm tải sức lao động cho con người
Hình c) năng lượng dầu diesel, khí đốt hoặc điện để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động di chuyển giúp con người đi đường xa một cách nhanh hơn
Hình d) năng lượng điện giúp cho xe đạp hoạt động khi không sử dụng sức người
CH tr 29 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 29 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Trình bày việc sử dụng năng lượng ở gia đình em theo gợi ý:
- Nêu những nguồn năng lượng gia đình em sử dụng hằng ngày.
- Mỗi nguồn năng lượng đó được sử dụng vào việc gì?
Ví dụ: Sử dụng năng lượng điện lấy từ ở điện làm quạt điện quay. Khi quạt quay tạo ra năng lượng gió làm mát cơ thể em
Phương pháp giải:
Trình bày việc sử dụng năng lượng ở gia đình em theo gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Năng lượng điện:
+ Sử dụng để làm việc: Chiếu sáng, sạc điện thoại, sử dụng máy tính, máy giặt, tivi.
+ Sử dụng vào việc gì: Chiếu sáng phòng, sử dụng các thiết bị điện tử, giặt quần áo, xem TV.
- Năng lượng nhiên liệu:
+ Sử dụng để làm việc: Nấu nước nóng, nấu ăn bằng bếp gas hoặc bếp từ.
+ Sử dụng vào việc gì: Nấu cơm, nấu các món ăn gia đình.
- Năng lượng mặt trời:
+ Sử dụng để làm việc: Sưởi ấm nước.
+ Sử dụng vào việc gì: Nấu nước nóng cho việc tắm, rửa chén hoặc rửa tay.
- Năng lượng gió:
+ Sử dụng để làm việc: Quạt hút, quạt điện.
+ Sử dụng vào việc gì: Làm mát không gian trong nhà.
CH tr 29 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 29 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Khi đạp xe nhanh trong khoảng 30 phút, em cảm thấy thế nào? Nguồn năng lượng nào làm cho xe đạp chuyển động? Năng lượng của em được lấy từ đâu?
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của năng lượng
Lời giải chi tiết:
Khi đạp xe nhanh trong khoảng 30 phút, em cảm thấy mệt mỏi. Nguồn năng lượng làm cho xe đạp chuyển động là năng lượng cơ học được truyền từ chân em thông qua bánh xe. Năng lượng của em được lấy từ thức ăn và nước em tiêu hóa, biến thành năng lượng cần thiết cho cơ thể vận động.
CH tr 29 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 29 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Khi đạp xe xuôi theo chiều gió, em sẽ thấy mất ít sức hơn khi đạp xe ngược chiều gió. Nguồn năng lượng nào đã ảnh hưởng đến việc đạp xe của em?
Phương pháp giải:
Khi đạp xe xuôi theo chiều gió, em sẽ thấy mất ít sức hơn khi đạp xe ngược chiều gió.
Lời giải chi tiết:
Khi đạp xe xuôi theo chiều gió, em cảm thấy mất ít sức hơn do có sự hỗ trợ từ lực đẩy của gió phía sau, giúp giảm phần cản trở và tạo ra sức đẩy. Nguồn năng lượng từ gió, lực đẩy của gió làm giảm áp lực không khí trên bề mặt trước của người đạp xe, giúp giảm sức cản khi di chuyển.
CH tr 29 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 29 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Nêu được các ví dụ sử dụng năng lượng ở gia đình em để thắp sáng, đun nấu, vui chơi giải trí, đi từ nhà đến trường,...
Phương pháp giải:
Quan sát ở gia đình em
Lời giải chi tiết:
Thắp sáng: đèn điện
Đun nấu: bếp điện, bếp gas
Vui chơi: tivi, máy tính,...
Đi từ nhà đến trường: xe điện, xăng
- Bài 8. Sử dụng năng lượng điện trang 30, 31, 32 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 9. Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện trang 34, 35, 36 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 10. Năng lượng chất đốt trang 38, 39, 40 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 11. Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy trang 42, 43, 44 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 12. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 46, 47 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức