Bài 1. Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng trang 5, 6, 7 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức>
Ở vùng cao nguyên đá, cây ngô được trồng trong các khe đất mà không trồng được trên đá (hình 1). Vậy trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển?
CH tr 5 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 5 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Ở vùng cao nguyên đá, cây ngô được trồng trong các khe đất mà không trồng được trên đá (hình 1). Vậy trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1
Lời giải chi tiết:
Trên đất có chất khoáng, mùn, nước, không khí,… giúp cây trồng có thể phát triển.
CH tr 5 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 5 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Thực hiện thí nghiệm
Từ đó, em phát hiện được trong đất có thành phần nào?
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Em phát hiện trong đất có mùn.
CH tr 6 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 6 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát ống nghiệm trong hình 3 và nêu hiện tượng xảy ra. Từ đó, cho biết trong đất có thành phần nào.
Phương pháp giải:
Quan sát ống nghiệm trong hình 3.
Lời giải chi tiết:
Trong đất có nước.
CH tr 6 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 6 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 4, kể tên các thành phần của đất và cho biết thành phần nào nhiều nhất.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
Các thành phần của đất: Chất khoáng, nước, không khí, mùn và một số thành phần khác.
CH tr 7 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 7 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 6 và cho biết: Rễ cây lấy những gì từ đất?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6
Lời giải chi tiết:
Rễ lấy từ đất chất dinh dưỡng (Chất khoáng, mùn), không khí, nước
CH tr 7 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 7 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 6 và cho biết: Vì sao cây có thể đứng vững, không bị đổ?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6
Lời giải chi tiết:
Vì cây có bộ rễ dài, rộng đâm sâu vào lòng đất giữ cho cây đững vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất.
CH tr 8 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 8 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Trình bày vai trò của đất đối với cây trồng.
Phương pháp giải:
Lý thuyết vai trò của đất.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của đất đối với cung cấp chất dinh dưỡng (khoáng và mùn) cho cây, giữ cho cây đứng vững nhờ rễ cây bám chặt vào đất, cung cấp không khí và nước cho cây.
CH tr 8 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 8 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 9 và cho biết:
Hoạt động đang diễn ra trong mỗi hình làm thay đổi thành phần nào của đất?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 9
Lời giải chi tiết:
Hoạt động làm tơi đất làm thay đổi thành phần nước và không khí trong đất. Hoạt động bón phân hữu cơ cho đất giúp cho đất giàu chất khoáng và mùn
CH tr 8 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 8 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 9 và cho biết:
Tác dụng của từng hoạt động đối với đất.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 9
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của từng hoạt động làm tơi đất và bón phân hữu cơ cho đất như sau:
- Hoạt động làm tơi đất:
- Cải thiện cấu trúc đất: Giúp đất trở nên xốp và thoáng, tăng khả năng lưu giữ nước và không khí.
- Tăng cường lưu thông không khí và nước: Giúp rễ cây dễ dàng thâm nhập vào đất, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
- Cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Làm cho chất dinh dưỡng trong đất dễ dàng tiếp cận được với rễ cây.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng: Cây trồng có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong một môi trường đất tơi xốp và thoáng đã được làm tơi.
- Hoạt động bón phân hữu cơ cho đất:
- Cung cấp chất dinh dưỡng: Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như nitơ, phospho, kali và các nguyên tố vi lượng.
- Tăng cường hoạt động vi sinh vật: Phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật đất, tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng, từ đó giúp cải thiện sự sống trong đất và tăng cường quá trình phân hủy hữu cơ.
- Cải thiện cấu trúc đất: Phân hữu cơ giúp làm tơi đất, tăng sự thông thoáng và lưu thông của nước và không khí trong đất.
- Tăng khả năng hấp thụ nước: Đất giàu phân hữu cơ thường có khả năng hấp thụ nước tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu nước cho cây trồng.
CH tr 8 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 8 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Kể những hoạt động làm tăng vai trò của đất với cây trồng mà em biết
Phương pháp giải:
Học sinh kể hoạt động mà em biết
Lời giải chi tiết:
- Làm tơi đất: đào cày, đánh xới, cuốc,…
- Kiểm soát chất lượng nước và pH đất
- Canh tác bền vững bao gồm các phương pháp như canh tác hữu cơ, canh tác hỗn hợp, và canh tác bảo vệ môi trường.
- Cắt tỉa, phun thuốc diệt cỏ dại một cách hiệu quả
CH tr 8 CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 8 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Giải thích được việc vun đất và xới đất vào gốc cho cây trồng.
Phương pháp giải:
Tác dụng của vun, xới đất.
Lời giải chi tiết:
- Xới đất là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:
+ Xới đất làm cho lớp đất mặt quanh bộ rễ thông thoáng, tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển thuận lợi, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và hút nước.
+ Xới đất góp phần tiêu diệt cỏ dại, hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, ánh sáng của cỏ dại đối với cây trồng.
+ Xới đất, phá váng khi cây trồng còn nhỏ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh hơn.
+ Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây.
+ Khi bón phân thúc cho các loại cây trồng phải kết hợp với việc xới đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón; góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.
- Vun gốc cho cây là việc đưa một lớp đất tơi xốp lấp cao, kín vào gốc cây. Vun gốc cho cây có các tác dụng sau:
+ Vun gốc giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, rễ cây ăn sâu vào đất để hút nước và dinh dưỡng.
+ Hạn chế hiện tượng cây bị nghiêng đổ khi còn giai đoạn kiến thiết cơ bản.
+ Giữ ẩm cho vùng đất để rễ cây hoạt động tốt.
- Bài 2. Ô nhiễm xói mòn đất và bảo vệ môi trường trang 9, 10, 11 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 3. Hỗn hợp và dung dịch trang 14, 15, 16 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 4. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí trang 17, 18, 19 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 5. Sự biến đổi hóa học của chất trang 21, 22, 23 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 6. Ôn tập chủ đề Chất trang 25, 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 108 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 29. Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường trang 104, 105, 106 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 28. Chức năng của môi trường đối với sinh vật trang 100, 101, 102 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 27. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 98, 99 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
- Bài 26. Phòng tránh bị xâm hại trang 93, 94, 95 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức