Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo>
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng
MĐ
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong xã hội về kinh tế, chính trị và công nghệ. Do sự ohast minh động cơ đốt trong, dự gia tăng hàng không thương mại, công nghệ hóa học, đặc biệt là tổng hợp nhựa, phân bón, dung môi, chất kết dính và thuốc trừ sâu,… mà tầm quan trọng của dầu mỏ ngày càng gia tăng.
Dầu mỏ có nguồn gốc, thành phần và cơ sở phân loại như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ được hình thành từ lượng khổng lồ xác của động thực vật đã bị vùi sâu trong lòng đất cách đây hàng triệu năm
Thành phần của dầu mỏ chủ yếu chứa các hydrocarbon
Phân loại dầu mỏ dựa vào thành phần các loại hydrocarbon
CH mục I TL1
Các mỏ dầu thường tìm thấy ở đâu?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thuyết nguồn gốc hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Các dầu mỏ thường tìm thấy dưới lòng đất, lòng đại dương với độ sâu hàng nghìn m
CH mục I VD
Dầu mỏ khai thác ở các nơi khác nhau trên thế giới hầu như khác nhau về thành phần và tính chất. tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt đó
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nguồn gốc của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
ở các độ sâu khác nhau, thành phần của dầu mỏ có sự khác nhau.
CH mục I TL2
Những điều kiện nào đã làm các hydrocarbon mạch dài bị phân hủy nhiệt, tạo thành hydrocarbon có cấu trúc đơn giản hơn số lượng vòng thơm ít hơn? Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cấu tạo mỏ dầu khí
Lời giải chi tiết:
Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, thời gian chất xúc tác các hydrocarbon bị phân hủy nhiệt tạo thành các chất có phân tử khối nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn, số lượng vòng thơm ít hơn. Vì các mạch hydrocarbon dài thường bị bẻ gãy khi có đủ nhiệt độ, xúc tác, áp suất
CH mục I TL3
Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất thường chứa càng nhiều khí hơn?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thành phần của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Vì càng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ và áp suất càng cao.
CH mục II TL4
Dầu mỏ gồm những thành phần chính nào? Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thành phần dầu mỏ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thành phần của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
CH mục II VD
Tại sao dầu mỏ có hàm lượng phi hydrocarbon thấp thường có giá trị cao trong chế biến dầu mỏ?
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Trong dầu mỏ, thành phần chủ yếu và quyết định đặc tính cơ bản của dầu mỏ là các hydrocarbon nên dầu mỏ có hàm lượng phi hydrocarbon thấp thường có giá trị cao trong chế biến dầu mỏ.
CH mục III TL5
Cách phân loại dầu mỏ nào theo thành phần hóa học? Cách phân loại nào theo bản chất vật lí?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân loại dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Phân loại dầu mỏ dựa vào thành phần các loại hydrocarbon và theo hàm lượng sulfur là cách phân loại theo hóa học
Phân loại vật lí: theo tỉ trọng dầu và chỉ số API
CH mục III VD
Tìm hiểu về các mỏ dầu được khai thác ở Việt Nam và cho biết việc khai thác dầu mỏ ở mỏ Bạch Hổ có giá trị kinh tế như thế nào
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin về mỏ dầu Bạch Hổ
Lời giải chi tiết:
Vì dầu khai thác ở mỏ Bạch Hổ có hàm lượng sulfur 0,03% nên được xếp vào dầu ngọt nên có giá trị kinh tế cao
Bài tập CH1
Tại sao dầu mỏ được gọi là nhiên liệu hóa thạch? Cho biết thành phần của dầu mỏ gồm những chất nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ được gọi là nhiên liệu hóa thạch vì không thể tái tạo
Thành phần của dầu mỏ chủ yếu gồm hydrocarbon
Bài tập CH2
Có bao nhiêu cách phân loại dầu mỏ? Mỗi các phân loại dựa trên tiêu chí nào? Tại sao dầu nhẹ có giá trị kinh tế hơn dầu nặng?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách phân loại dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Có 4 cách phân loại dầu mỏ:
+ Cách 1. Theo thành phần các loại hydrocarbon: họ hydrocarbon nào chiếm chủ yếu thì dầu mỏ sẽ mang tên họ đó.
+ Cách 2: Phân loại dầu theo hàm lượng sulfur: dựa vào hàm lượng sulfur ở dạng H2S có trong dầu, dầu mỏ phân thành hai loại dầu chua và dầu ngọt.
+ Cách 3: Phân loại theo tỉ trọng dầu: thường là tỉ trọng dầu đo ở 15 oC so với nước ở 4 oC, dựa theo tỉ trọng dầu thô được chia thành 3 cấp: dầu nhẹ, dầu trung bình, dầu nặng.
+ Cách 4: Phân loại theo chỉ số API.
- Dầu nhẹ có giá trị kinh tế hơn dầu nặng vì dầu nhẹ chứa hàm lượng hydrocarbon cao, ít chứa kim loại nặng và hợp chất của sulfur; do đó tốn ít công để tinh chế cũng như tạo được loại nhiên liệu hữu ích với chi phí thấp hơn.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Chuyển hóa chất béo thành xà phòng -Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo