Bài 4. Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo>
Từ lâu, người ta đã dùng các loại rau thơm trong chế biến thực phẩm, hoa sen, hoa nhài để ướp trà,
MĐ
Từ lâu, người ta đã dùng các loại rau thơm trong chế biến thực phẩm, hoa sen, hoa nhài để ướp trà, vỏ quế trị đau bụng…. Trong rau thơm, hoa sen, hoa nhài và vỏ quế đều có tinh dầu. Tinh dầu được chiết tác bằng các phương pháp khác nhau để tăng độ tinh khiết của tinh dầu. Phương pháp tách tinh dầu nào thường được áp dụng?
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp tách tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Các phương pháp chiết thường được sử dụng để tách tinh dầu
CH mục I TL1
Kể tên một số loài thực vật ở địa phương em có chứa tinh dầu. Cho biết bộ phận nào của loài thực vật đó chứa nhiều tinh dầu
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Cây bưởi là loài thực vật có chứa tinh dầu. Vỏ bưởi là bộ phận có chứa nhiều tinh dầu nhất.
CH mục I VD
Trong chế biến một số món ăn, đồ uống, người ta chỉ cho các loại rau thơm vào sau khi thực phẩm đã nấu chín. Dựa vào tính chất vật lí nào của tinh dầu đẻ giải thích điều này?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất vật lí của tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt độ cao
CH mục II
Kể tên một số ứng dụng của tinh dầu được sử dụng trong đời sống, y tế, chế biến thực phẩm
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về công dụng của tinh dầu đối với đời sống con người
Lời giải chi tiết:
Trong đời sống người ta sử dụng tinh dầu để làm hương liệu cho các món ăn, thực phẩm, dùng tinh dầu để xua đuổi côn trùng, giữ ấm cơ thể
Trong y học người ta sử dụng tinh dầu để trị ho, kích thích tiêu hóa hoặc làm giảm đau.
CH mục III TL3
Trong phương pháp chiết tinh dầu, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng của tinh dầu thu được
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc và cách tiến hành phương pháp chiết tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Dung môi, cách xay, giã, thời gian, không khí… sẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng của tinh dầu.
CH mục III TL4
Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chưng cất để tách tinh dầu.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phương pháp chưng chất
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí rẻ
Nhược điểm: tinh dầu có độ tinh khiết thấp, thời gian lâu
CH mục III TL5
Tại sao khi chiết lỏng – lỏng lại thêm NaCl vào hỗn hợp nếu khối lượng riêng của nước và tinh dầu gần bằng nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của dung dịch NaCl bão hòa
Lời giải chi tiết:
Cho thêm NaCl bão hòa để tách lớp trong bình chiết
CH mục III LT1
Quá trình chưng cất tinh dầu thường kéo dài 3 – 5 giờ. Có nên tăng nhiệt độ để rút ngắn thời gian chưng chất được không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc của phương pháp chưng cất tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Không, vì nguyên tắc của phương pháp là dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất để tách.
CH mục IV TL6
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất tách tinh dầu?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các phương pháp tách tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ, thời gian, nguyên liệu, dung môi
CH mục IV TL7
Kể tên các nguyên liệu khác ở địa phương em có thể được sử dụng để tách tinh dầu
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp tách tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Dựa vào phương pháp tách tinh dầu
CH mục Iv LT
Theo kinh nghiệm, chúng ta đã biết sử dụng một số thực vật như lá chanh, sả, tre, hương nhu, ngải cứu, tía tô, củ gừng,… để nấu nước xông hơi, giải cảm. Phương pháp nào được vận dụng để tách tinh dầu từ các nguyên liệu trên?
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp tách tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Bài tập CH1
Thói quan uống nước chè (trà) xanh có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, như giảm cholesterol xấu trong máu, giảm stress, chống lão hóa,… cách pha nước chè thường thực hiện bằng cách cho lá chè vào nước vừa đun sôi, ngâm ủ trong 10 – 15 phút là uống được
Hãy cho biết cách làm trên thuộc phương pháp tách nào
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp tách tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Phương pháp chưng cất
Bài tập CH2
Vùng quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) là một trong 4 vùng quế chính ở nước ta. Tinh dầu quế ở vùng quế Trà Bồng có mùi thơm nồng, đậm và có tính dược lí cao. Bên cạnh sản phẩm có giá trị cao là vỏ quế, các phụ phẩm không có nhiều giá trị như quế vụn, quế cành, lá quế đã được tận dụng để tạo ra những giọt tinh đầu giá trị, góp phần nâng cao thu nhập
Em hãy tìm hiểu và cho biết có thể tách tinh dầu từ vỏ quế và các phụ phẩm bằng phương pháp nào
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp tách tinh dầu
Lời giải chi tiết:
Có thể dùng phương pháp chưng cất, lôi cuốn hơi nước để tách tinh dầu quế
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Chuyển hóa chất béo thành xà phòng -Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo