Giải Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Viết vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. a) Chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hay khí. b) Nước đá là chất ở trạng thái rắn nên có hình dạng xác định và chiếm không gian không xác định.
Câu 1
Trả lời Câu 1 trang 14 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Viết vào □ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
□ a) Chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hay khí.
□ b) Nước đá là chất ở trạng thái rắn nên có hình dạng xác định và chiếm không gian không xác định.
□ c) Không khí không có hình dạng xác định và thường chiếm hết không gian bên ttrong vật chứa.
□ d) Giấm ăn có hình dạng thay đổi theo vật chứa nhưng vẫn chiếm khoảng không gian xác định.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và xác định đâu là câu đúng, đâu là câu sai
Lời giải chi tiết:
[Đ] a) Chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hay khí.
[S] b) Nước đá là chất ở trạng thái rắn nên có hình dạng xác định và chiếm không gian không xác định.
[Đ] c) Không khí không có hình dạng xác định và thường chiếm hết không gian bên trong vật chứa.
[Đ] d) Giấm ăn có hình dạng thay đổi theo vật chứa nhưng vẫn chiếm khoảng không gian xác định.
Câu 2
Trả lời Câu 2 trang 14 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
a) Điền các từ/cụm từ: xác định/ không xác định vào bảng mô tả đặc điểm ba trạng thái của chất cho phù hợp.
|
Rắn |
Lỏng |
Khí |
Hình dạng |
|
|
|
Chiếm khoảng không gian |
|
|
|
b)
- Mô tả đặc điểm trạng thái của sữa.
- Đánh dấu × vào □ trước bao bì phù hợp chứa 1 lít sữa. Giải thích .
□ a) Bao bì dạng túi chứa 500 ml.
□ b) Bao bì dạng túi chứa 1000 ml.
□ c) Bao bì dạng hộp chứa 500 ml.
□ d) Bao bì dạng hộp chứa 1000 ml.
Phương pháp giải:
a) Lựa chọn các từ ngữ thích hợp để điền vào ô trống
b) Dựa vào kiến thức thực tiễn để diền dấu vào ô trống tương ứng
Lời giải chi tiết:
a)
Rắn |
Lỏng |
Khí |
|
Hình dạng |
Xác định |
Không xác định |
Không xác định |
Chiếm khoảng không gian |
Xác định |
Xác định |
Không xác định |
b) Đặc điểm trạng thái của sữa: Sữa là chất lỏng không có hình dạng xác định nhưng chiếm khoảng không gian xác định.
□ a) Bao bì dạng túi chứa 500 ml.
□ b) Bao bì dạng túi chứa 1000 ml.
□ c) Bao bì dạng hộp chứa 500 ml.
☒ d) Bao bì dạng hộp chứa 1000 ml.
Câu 3
Trả lời Câu 3 trang 15 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
a) Một bộ trò chơi rút gỗ có 9 thanh gỗ được xếp chồng như hình bên. Quan sát hình a, mô tả hình dạng và kích thước không gian trống sau khi rút một thanh gỗ (hình b).
b) Chọn hình dạng và kích thước bao bì phù hợp với bộ trò chơi từ các hình a, b, c, d. Lựa chọn này dựa vào đặc điểm nào của chất?
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ các hình để thực hiện yêu cầu của đề bài
Lời giải chi tiết:
a) Không gian trống sau khi rút một thanh gỗ có hình dạng xác định, có chiều dài 6cm, chiều cao và chiều ngang đều 2cm.
b)
- Hình a: Lựa chọn hộp có dạng hình hộp chữ nhật.
- Hình b: Lựa chọn hộp có dạng hình lập phương.
- Hình c: Lựa chọn hộp có dạng hình lập phương.
- Hình d: Lựa chọn hộp có dạng hình lập phương.
Lựa chọn này dựa vào đặc điểm: chất rắn có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.
Câu 4
Trả lời Câu 4 trang 15 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
a) Xác định trạng thái của kem đá (hình bên) khi kem để ở nhiệt độ phòng và để trong tủ đông.
b) Mô tả sự biến đổi trạng thái của kem khi được bảo quản trong tủ đông và khi lấy ra khỏi tủ đông sau khoảng 30 phút.
c) Nêu cách để chia cây kem đá thành hai phần.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức thực tế để thực hiện các yêu cầu
Lời giải chi tiết:
a) Trạng thái của kem đá khi kem để ở nhiệt độ phòng: thể lỏng.
Trạng thái của kem đá khi kem để ở trong tủ đông: thể rắn, có hình dạng xác định.
b) Sự biến đổi trạng thái của kem khi được bảo quản trong tủ đông: kem sẽ từ chất lỏng chuyển thành chất rắn.
Sự biến đổi trạng thái của kem khi lấy ra khỏi tủ đông: Kem sẽ từ chất rắn chuyển thành chất lỏng.
c) Để chia cây kem đá thành hai phần ta có thể dùng kéo hoặc dao cắt đôi cây kem.
Câu 5
Trả lời Câu 5 trang 16 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
a) Hoàn thành bảng dưới đây.
Bơ trước khi đun nóng |
Bơ sau khi đun nóng |
|
Hình dạng |
||
Chiếm khoảng không gian |
b) Minh đặt miếng bơ dạng khối hộp chữ nhật dài 6cm, rộng 4cm, cao 3cm vào hộp tròn có đường kính 5cm, cao 4cm thì không vừa.
- Đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn thể hiện qua mô tả khối hộp chữ nhật?
- Đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn thể hiện qua mô tả kích thước dài rộng, cao?
c) Dựa vào biến đổi trạng thái, em hãy hướng dẫn Minh cách để chuyển bơ vào hộp tròn.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức thực tế và đọc kĩ đề bài để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a)
Bơ trước khi đun nóng |
Bơ sau khi đun nóng |
|
Hình dạng |
Chất rắn, xác định |
Chất lỏng, không xác định |
Chiếm khoảng không gian |
Xác định |
Xác định |
b) - Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn thể hiện qua mô tả khối hộp chữ nhật là: có hình dạng xác định.
- Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn thể hiện qua mô tả kích thước dài rộng, cao: chiếm khoảng không gian xác định.
c) Đun nóng bơ sau khi bơ chuyển thành chất lỏng hoàn toàn thì đổ vào hộp tròn.
Câu 6
Trả lời Câu 6 trang 16 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
a) Giải thích sự xuất hiện của của lớp váng mỡ màu trắng đục khi nồi nước phở chuyển từ nóng sang nguội. Biến đổi gì của chất đã xảy ra?
b) Theo em, người ta có lấy được váng mỡ khi sử dụng muôi lưới (hình bên) hay không ? Vì sao?
c) Một bạn HS đun nóng lại nồi nước phở và sử dụng muôi lưới để lấy bớt váng mỡ. Theo em, bạn HS có thực hiện được không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức thực tế để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a) Trong nồi nước phở có chứa mỡ. Khi đun nóng lớp mỡ đó chảy lỏng. Còn khi để nguội, lớp mỡ đó chuyển từ chất lỏng sang chất rắn nổi lên bề mặt nước. Biến đổi trạng thái của chất đã xảy ra.
b) Theo em, người ta có lấy được váng mỡ khi sử dụng muôi lưới (hình bên). Vì khi để nguội nước phở, lớp váng mỡ ở thể rắn.
c) Theo em bạn HS đó không thực hiện được. Vì khi đun nóng lớp mỡ chảy lỏng, do đó không thể vớt bằng muôi lưới.
- Giải Bài 5: Sự biến đổi hoá học của chất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài 14: Sự phát triển của cây con VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 10: Năng lượng chất đốt VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 14: Sự phát triển của cây con VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 10: Năng lượng chất đốt VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống