Giải Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Nối nội dung (1) với cột A và B chỉ thành phần chính của đất.
Câu 1
Trả lời Câu 1 trang 4 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Nối nội dung (1) với cột A và B chỉ thành phần chính của đất.
Phương pháp giải:
Thành phần chính có trong đất: Chất khoáng, mùn, nước, không khí.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Trả lời Câu 2 trang 4 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Hình bên thể hiện vai trò nào của đất với cây trồng.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ hình ảnh và dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đất giữ cho cây đứng vững, cung cấp dinh dưỡng (chất khoáng, mùn), không khí, nước đảm bảo cho cây sống và phát triển.
Câu 3
Trả lời Câu 3 trang 4 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Viết vào □ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai liên quan đến vai trò của đất đối với cây trồng.
□ a) Đất cung cấp chất khoáng cho cây trồng.
□ b) Đất giúp cho cây trồng đứng vững.
□ c) Đất là nơi sinh sống của một số loài sinh vật.
□ d) Đất là nguyên liệu để sản xuất chậu trồng cây.
□ e) Đất cung cấp không khí và nước cho cây trồng.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học trong bài để xác định các ý đúng/sai liên quan đến vai trò của đất đối với cây trồng
Lời giải chi tiết:
[Đ] a) Đất cung cấp chất khoáng cho cây trồng.
[Đ] b) Đất giúp cho cây trồng đứng vững.
[Đ] c) Đất là nơi sinh sống của một số loài sinh vật.
[S] d) Đất là nguyên liệu để sản xuất chậu trồng cây.
[Đ] e) Đất cung cấp không khí và nước cho cây trồng.
Câu 4
Trả lời Câu 4 trang 5 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Đánh dấu × vào □ chỉ hoạt động làm tăng thành phần của đất và cho biết tên thành phần đó.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các hình ảnh, xác định các hành động trong hình để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Trả lời Câu 5 trang 5 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân sử dụng rơm rạ phủ dưới gốc cây trồng. Hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân sử dụng rơm rạ phủ dưới gốc cây trồng. Điều này giúp tăng độ che phủ để giữ nước và bổ sung thêm mùn cho đất khi rơm rạ phân hủy.
Câu 6
Trả lời Câu 6 trang 6 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Chọn các từ/ cụm từ: vun đất, xới đất, mất đất, ủ phân hữu cơ để điền vào chỗ… cho phù hợp.
Để làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp người nông dân có thể (1)…bón cho cây trồng. Ngoài ra, để cho đất tơi xốp và thoáng khí người nông dân có thể (2)…, tuy nhiên ở vùng đất dốc hoạt động này nên hạn chế vì có thể làm (3)… còn để giúp cây đứng vững, cần phải (4)… vào gốc cho cây trồng.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các từ cho trước để hoàn thiện đoạn văn
Lời giải chi tiết:
(1) ủ phân hữu cơ
(2) xới đất
(3) mất đất
(4) vun đất
Để làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp người nông dân có thể (1) ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng. Ngoài ra, để cho đất tơi xốp và thoáng khí người nông dân có thể (2) xới đất, tuy nhiên ở vùng đất dốc hoạt động này nên hạn chế vì có thể làm (3) mất đất còn để giúp cây đứng vững, cần phải (4) vun đất vào gốc cho cây trồng.
Câu 7
Trả lời Câu 7 trang 6 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Nêu một số việc làm/hoạt động ở gia đình hoặc địa phương em làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng.
Phương pháp giải:
Em liên hệ địa phương và bản thân
Lời giải chi tiết:
Những hoạt động làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng mà em biết: Cày đất, bừa/đập đất, lên luống, xới đất, vun đất vào gốc cây, ….
Câu 8
Trả lời Câu 8 trang 6 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Vì sao không bón phân nhưng cây rừng vẫn sống và phất triển xanh tốt?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học và tìm thêm các thông tin trên sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
Dù không bón phân nhưng cây rừng vẫn sống và phát triển xanh tốt vì các lí do sau:
- Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.
- Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất.
- Giải Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 5: Sự biến đổi hoá học của chất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài 14: Sự phát triển của cây con VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 10: Năng lượng chất đốt VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 14: Sự phát triển của cây con VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 10: Năng lượng chất đốt VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống