Giải Bài 3: Bài ca Trái Đất VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo


Gạch dưới từ ngữ được sử dụng lặp lại ở các câu trong đoạn văn sau: Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LTVC 1

Giải Câu 1 trang 78 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Gạch dưới từ ngữ được sử dụng lặp lại ở các câu trong đoạn văn sau:

Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vòng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải.

Dương Thị Xuân Quý

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và gạch dưới từ ngữ được sử dụng lặp lại trong đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Từ được lặp lại: dâu.

LTVC 2

Giải Câu 2 trang 78 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Xác định tác dụng của việc lặp lại từ tìm được ở bài tập 1.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nêu tác dụng của việc lặp từ trong bài tập 1

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: Liên kết các câu trong một đoạn văn.

LTVC 3

Giải Câu 3 trang 78 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Gạch dưới và cho biết tác dụng của từ ngữ được dùng lặp lại ở các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

Theo Băng Sơn

Tác dụng:

b. Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sắc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.

Theo Nguyễn Phan Hách

Tác dụng: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

a. Từ ngữ được dùng lặp lại: hoa

Tác dụng: Để liên kết các câu trong một đoạn văn.

b. Từ ngữ được dùng lặp lại: nấm

Tác dụng: Để liên kết các câu trong một đoạn văn.

LTVC 4

Giải Câu 4 trang 79 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Điền vào chỗ trống một từ ngữ phù hợp đã dùng ở câu trước để các câu trong đoạn văn sau có sự liên kết.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, ......................... nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái ......................... phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. ......................... mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng ......................... xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân .........................

Theo Mai Văn Tạo

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái nền phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân đước.

LTVC 5

Giải Câu 5 trang 79 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Viết 3 - 4 câu giới thiệu một cây bóng mát mà em thích, trong đó có sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết câu phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cây bàng là cây bóng mát mà em thích nhất trong khuôn viên trường. Cây bàng với những tán lá xanh mướt và bóng mát che rợp cả một góc sân, luôn mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Mỗi khi hè về, cây bàng lại nở rộ những bông trắng li ti, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Cây bàng không chỉ là nơi chúng em chơi đùa mà còn là nơi gắn bó với những kỷ niệm tuổi học trò.

Viết 1

Giải Câu 1 trang 80 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước dựa vào gợi ý (SGK, tr.97).

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết đoạn văn dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện "Sự Tích Hồ Gươm" không chỉ là một truyền thuyết đẹp đẽ mà còn mang trong mình giá trị lịch sử sâu sắc về quê hương, đất nước. Nội dung câu chuyện kể về vua Lê Lợi, người đã được rùa vàng giao cho thanh gươm thần để đánh đuổi giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước. Nhân vật vua Lê Lợi với phẩm chất kiên cường, dũng cảm, đã khiến em cảm thấy tự hào về những vị anh hùng dân tộc. Kết thúc của câu chuyện, khi Rùa Vàng trở lại nhận lại gươm, đã tạo nên một hình ảnh đầy ý nghĩa về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Lời kể rất sinh động và lôi cuốn, khiến em cảm nhận được không khí hào hùng của một thời đại đầy khó khăn nhưng cũng đầy tự hào. Ý nghĩa của câu chuyện không chỉ ở việc khắc họa một trang sử oai hùng, mà còn là bài học về lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ quê hương. Qua câu chuyện, em đã thay đổi suy nghĩ về giá trị của tự do và hòa bình, nhận ra rằng đó là điều quý giá mà mỗi thế hệ cần gìn giữ. Sau khi đọc câu chuyện, em cảm thấy tràn đầy tự hào và khát khao tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc, cũng như mong muốn góp phần vào việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Viết 2

Giải Câu 2 trang 81 VBT Tiếng Việt 5 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết ở bài tập 1.

Phương pháp giải:

Em đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.

Lời giải chi tiết:

Em đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí