Bài 2. Phương pháp tách chiết DNA - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức >
Bằng cách nào ta có thể tách chiết được DNA ra khỏi tế bào dưới dạng tinh sạch, không liên kết hoặc lẫn các hợp chất khác.
CH tr 13 CH 1
Bằng cách nào ta có thể tách chiết được DNA ra khỏi tế bào dưới dạng tinh sạch, không liên kết hoặc lẫn các hợp chất khác.
Phương pháp giải:
Lý thuyết tách chiết DNA
Lời giải chi tiết:
Để tách được DNA tinh khiết từ tế bào, về nguyên lí cần phải phá vỡ tế bào và tách DNA khỏi các loại protein, RNA và các chất khác liên kết với DNA.
CH tr 14 CH 1
Tóm tắt nguyên lí tách chiết DNA ra khỏi tế bào
Phương pháp giải:
Lý thuyết nguyên lí tách chiết DNA
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Phá vỡ tế bào
- Bước 2: Loại bỏ protein
- Bước 3: Loại bỏ RNA
- Bước 4: Kết tủa và tinh sạch DNA
CH tr 14 CH 2
Những enzyme nào được sử dụng để phân giải protein và RNA mà không tác động đến DNA
Phương pháp giải:
Lý thuyết tách chiết DNA
Lời giải chi tiết:
- Enzyme protease (như protease K)
- Enzyme ribonuclease (như Rnase A)
CH tr 14 CH 3
DNA có thể được kết tủa bằng chất hoá học nào?
Phương pháp giải:
Lý thuyết tách chiết DNA
Lời giải chi tiết:
DNA có thể được kết tủa bằng Ethanol lạnh
CH tr 18 CH 1
Giải thích quy trình nhân bản gene bằng kỹ thuật PCR
Phương pháp giải:
Dựa vào quy trình nhân bản gene bằng kỹ thuật PCR
Lời giải chi tiết:
- mRNA được tách chiết và tinh sạch theo các bước tương tự như trong quy trình tách chiết DNA. Tuy nhiên, hỗn hợp mRNA thu được thường được đồng thời chứa hàng nghìn loại mRNA khác nhau.
- Các mRNA này đều giống nhau khi có đuôi PolyA ở đầu 3’ nên phản ứng RT-PCR dùng mồi PolyT để nhân mạch cDNA thứ nhất liên kết bổ sung với các mạch khuôn mRNA.
- Mỗi gene thường có các chuỗi trình tự đầu 5’ và 3’ đặc trưng nên những trình tự này được dùng để thiết kế cặp mồi cho phản ứng PCR trong bước tiếp theo giúp nhân bản chọn lọc gene đích đặc hiệu.
CH tr 18 CH 2
cDNA là gì? Người ta có thể tạo ra cDNA bằng cách nào và nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết hệ gene.
Lời giải chi tiết:
- DNA được tổng hợp từ mRNA được gọi là cDNA
- Cách tạo ra cDNA: Để tạo ra được gene của tế bào nhân thực chỉ chứa toàn exon, các nhà khoa học thường tách mRNA trưởng thành (không còn intron) ra khỏi tế bào nhân thực, sau đó dùng enzyme phiên mã ngược tổng hợp nên mạch DNA bổ sung với RNA.
- Mục đích: Chuyển gene của sinh vật nhân thực vào tế bào nhân sơ để nó có thể phiên mã, tạo gene của tế bào nhân thực được loại bỏ các intron và ghép các exon thành một exon duy nhất.
CH tr 18 LT & VD 1
Việc sử dụng các enzyme trong các quy trình tách chiết DNA cho thấy enzyme có kích thước lớn hơn hay nhỏ hơn so với phân tử DNA? Bằng cách nào em biết được điều đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào quy trình tách chiết DNA
Lời giải chi tiết:
- Trong các quy trình tách chiết DNA cho thấy enzyme thường có kích thước nhỏ hơn so với phân tử DNA.
- Điều này được biết đến thông qua việc nghiên cứu cấu trúc và chức năng của enzyme và DNA. Phân tử DNA là một chuỗi dài các nucleotit và có thể đạt đến kích thước rất lớn, trong khi enzyme và các protein hoặc RNA với cấu trúc 3 chiều nhất định và kích thước nhỏ hơn.
CH tr 18 LT & VD 2
Tại sao DNA của vi khuẩn không bị cắt bởi các enzyme giới hạn sẵn có trong tế nào của chúng?
Phương pháp giải:
Dựa vào quy trình nhân bản gene bằng kỹ thuật PCR.
Lời giải chi tiết:
Chỉ dùng enzyme cắt giới hạn để cắt DNA khi không còn protein vào liên kết với DNA.
CH tr 18 LT & VD 3
Em hãy đề xuất một quy trình tách chiết RNA, biết rằng trong khi enzyme ribonuclease (như Rnase A) phân huỷ đặc hiệu RNA thì enzyme deoxyribonuclease (như Dnase I) phân huỷ đặc hiệu DNA. Kiểm chứng giả thuyết bằng cách tìm kiếm “Quy trình tách chiết RNA” trên mạng internet.
Phương pháp giải:
Học sinh tự đề xuất.
Lời giải chi tiết:
- Quy trình:
+ Phá vỡ màng tế bào: sử dụng chất tẩy rửa SDS để phá vỡ màng tế bào và giải phóng RNA
+ Ức chế Rnase: Thêm chất ức chế hoặc sử dụng nước đã xử lý bằng DEPC để ngăn chặn hoạt động của Rnase, đảm bảo RNA không bị phân huỷ.
+ Loại bỏ protein và DNA: sử dụng hỗn hợp dung môi như Trizol để tách RNA ra khỏi protein và DNA.
+ Tách và tủa RNA: Ly tâm mẫu tách RNA ra khỏi các tạp chất khác, sau đó sử dụng isopropanol để tủa RNA và rửa lại bằng ethanol.
+ Thu hồi và bảo quản RNA: thu hồi RNA tinh khiết và bảo quản ở nhiệt độ thấp.
- Bài 3. Công nghệ gene - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 4. Dự án: Tìm hiểu về các sản phẩm chuyển gene và thu thập các thông tin đánh giá về triển vọng của công nghệ gene trong tương lai - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 1. Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Dự án: Điều tra, tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 9. Giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 8. Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 7. Dự án: Sưu tầm/điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 6. Biện pháp kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 10. Dự án: Điều tra, tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 9. Giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 8. Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 7. Dự án: Sưu tầm/điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Bài 6. Biện pháp kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Kết nối tri thức