Bài 2. Phân bón vô cơ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức>
Phân bón vô cơ được sản xuất công nghiệp
MĐ
Phân bón vô cơ được sản xuất công nghiệp tại các nhà máy. Bên cạnh đó, một số hợp chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên được dùng làm phân bón. Hãy kể tên một số loại phân bón vô cơ mà em biết
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học
Lời giải chi tiết:
Một số phân bón vô cơ: phân đạm, phân lân, phân kali,…
CH mục I
Phân loại các phân bón sau (dựa vào Bảng 2.1)
a) Potassium chloride (KCl);
b) Calcium dihydrigenphosphate (Ca(H2PO4)2);
c) Ammonium sulfate (NH4)2SO4
d) Ammonium dihydrogenphosphate (NH4H2PO4)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức trong bảng 2.1: Phân loại phân bón vô cơ
Lời giải chi tiết:
Dựa vào tiêu chí số lượng nguyên tố dinh dưỡng cơ bản:
Phân bón đơn: KCl
Phân bón hỗn hợp: Ca(H2PO4)2 , (NH4)2SO4 , NH4H2PO4
Dựa vào tiêu chí số lượng hàm lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong thực vật
Phân bón đa lượng: KCl; (NH4)2SO4 ; NH4H2PO4
Phân bón trung lượng: Ca(H2PO4)2
CH mục II 1
Dựa vào vai trò của các nguyên tố đa lượng, hãy tìm hiểu và cho biết thời điểm thích hợp để bón phân đạm, phân lân, phân kali cho cây trồng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức trong bảng 2.2: Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng
Lời giải chi tiết:
Thời điểm thích hợp bón phân đạm là trong thời kì cây mầm đến khi sinh trưởng
Phân lân thời điểm bón thích hợp là trong thời kì cây sinh trưởng
Phân kali thời điểm bón thích hợp là khi cây sinh trưởng và bắt đầu sinh sản.
CH mục II 2
Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi bón phân đạm cho đất chua, đất nhiễm phèn
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về đất chua và đất nhiễm phèn từ đó đưa ra biện pháp cải tạo đất.
Lời giải chi tiết:
Đất bị chua là đất đang bị dư thừa hàm lượng acid, cần trung hòa lượng acid có trong đất. Có thể dùng Calcium hydroxide (Ca(OH)2) hoặc calcium oxide (CaO).
Đất nhiễm phèn là đất đang bị dư thừa gốc sulfate và ph thấp. Có thể cải tạo đất bằng việc sử dụng Calcium hydroxide (Ca(OH)2) hoặc calcium oxide (CaO).
CH mục III 1
Quy trình Haber – Bosch được sử dụng để sản xuất
A. nitric acid B. ammonia
C. ammonium nitrate D. urea
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quy trình Haber – Bosch
Lời giải chi tiết:
Quy trình Haber – Bosch dùng để sản xuất ammonia.
Đáp án B
CH mục III 2
Nguyên liệu nitrogen được sử dụng trong các nhà máy sản xuất phân bón được lấy từ
A. không khí B. oxide của nitrogen C. khí lò cốc D. ammonia
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quy trình sản xuất một số loại phân bón
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
CH mục IV 1
Ure là loại phân đạm được ử dụng phổ biến, dễ hút ẩm và dễ bị phân hủy bởi ảnh sáng và nhiệt độ. Em hãy đề xuất cách bảo quản loại phân bón này.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vô cơ
Lời giải chi tiết:
Để phân bón ure ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
CH mục IV 2
Người nông dân thường chọn điều kiện thời tiết như thế nào để bson phân cho cây lúa?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bón
Lời giải chi tiết:
Thường chọn vào trời mưa nhỏ, không khí ẩm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 9. Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 8. Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 5. Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 9. Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 8. Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Bài 5. Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức