Bài 1. Sự hình thành và phát triển của Vật lí học - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều>
Hãy nêu một định luật khoa học và thời điểm mà định luật đó được khám phá
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu hỏi tr 7 CH
Hãy nêu một định luật khoa học và thời điểm mà định luật đó được khám phá
Lời giải chi tiết:
- Định luật về sự rơi của các vật: Galilei đã sử dụng phương pháp thực nghiệm và đưa ra định luật như sau: Không có sức cản của không khí (hoặc sức cản rất nhỏ so với trọng lượng của vật) thì các vật rơi như nhau.
Câu hỏi tr 9 CH
Bạn hãy tìm hiểu và trình bày sơ lược (khoảng 1 trang A4) về sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm do một số nhà vật lí tiêu biểu trong thời kì này tạo ra
Lời giải chi tiết:
- Đến thế kỉ XVI – XVII, thời của Galilei và Issac Newton, câu hỏi về sao chổi – hiện tượng được gán mác thần bí xảy ra cùng thời điểm với biến cố dẫn đến sự ra đời của chế độ quân chủ Anh – được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Hành trình tìm kiếm câu trả lời về sao chổi và chuyển động của các thiên thể khác là yếu tố chính giúp hình thành nên vật lí thực nghiệm và phương pháp khoa học
- Để khám phá sao chổi và bầu trời, chúng ta cần có kính viễn vọng. Hans Lippershey đã phát hiện ra rằng các bức ảnh được nhìn qua hai thấu kính đặt song song và đồng trục thì to và rõ hơn. Năm 1608, Lippershey đã chế tạo ra một thiết bị rất giống với kính thiên văn ngày nay.
Chỉ dựa vào một số miêu tả sơ lược về thiết bị của Lippershey, Galilei đã chế tạo được một kính viễn vọng có độ phóng đại khoảng 3 lần, từ đó phát hiện ra được 4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, sau này được đặt tên là các vệ tinh Galilei. Ông cũng quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời, cải tiến thiết kế la bàn, tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng
Bằng phương pháp thực nghiệm, Galilei đã thành công trong việc kiểm tra nhiều kết quả động lực học quan trọng, ví dụ như định luật quán tính sau này được phát triển thành định luật I Newton.
Câu hỏi tr 10 CH
Bạn hãy trình bày vai trò của Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của cơ học Newton: xây dựng các định luật giúp mô tả chuyển động của hầu hết các vật thường gặp; phá bỏ quan niệm thần bí về chuyển động của các thiên thể
Câu hỏi tr 12 CH
Liệt kê một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển?
Lời giải chi tiết:
Một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển là:
+ Thiên văn
+ Quang học
+ Cơ học
+ Nhiệt học
+ Điện và từ học
Câu hỏi tr 13 CH
Những vấn đề gì gây nên sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX? Vì sao nói sự khủng hoảng đó là tiền đề của vật lí hiện đại?
Lời giải chi tiết:
- Những vấn đề gây nên sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX là:
+ Lí thuyết điện từ Maxwell không giải thích được hiện tượng quang điện
+ Công thức cộng vận tốc của Galilei không đúng khi đo tốc độ ánh sáng
=> Cơ học lượng tử và thuyết tương đối ra đời giúp giải quyết các vấn đề trên.
Câu hỏi tr 14 LT
Trong các chất bán dẫn, năng lượng electron không thể nhận các giá trị thuộc “vùng cấm”. Việc tồn tại vùng cấm chỉ có thể được giải thích bằng cơ học lượng tử. Khi nghiên cứu bán dẫn, Bardeen đã phát minh ra bóng bán dẫn (transistor). Các transistor được kết hợp thành mạch tích hợp (IC) là nền tảng tạo nên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính. Hãy kể tên một số thiết bị có sử dụng mạch tích hợp IC.
Lời giải chi tiết:
Một số thiết bị có sử dụng mạch tích hợp IC: điện thoại, máy tính, điều khiển, robot, ti vi,...
Câu hỏi tr 15 CH 1
Nêu một số lĩnh vực chính của Vật lí học hiện đại
Lời giải chi tiết:
Một số lĩnh vực chính của Vật lí học hiện đại: Cơ học lượng tử, thuyết tương đối và các lĩnh vực ứng dụng (Vật lí bán dẫn, Vật lí nano, Vật lí năng lượng cao,...)
Câu hỏi tr 15 CH 2
Nêu đối tượng nghiên cứu của Vật lí hiện đại
Lời giải chi tiết:
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí hiện đại:
- Thế giới vi mô: tính chất của vật liệu, vật lí hạt, vật lí nguyên tử, vật lí vật chất ngưng tụ, vật lí nhiệt độ thấp, vật lí bán dẫn, quang học lượng tử
- Thế giới vĩ mô: các hành tinh, hệ Mặt Trời, thiên hà.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Năng lượng tái tạo - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 3. Nhật thực, nguyệt thực và thủy triều - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 2. Chuyển động nhìn thấy của bầu trời - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 3. Năng lượng tái tạo - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 3. Nhật thực, nguyệt thực và thủy triều - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều
- Bài 2. Chuyển động nhìn thấy của bầu trời - Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều