I. Em đọc bài báo "Những vết thương tâm">
Em đọc bài báo "Những vết thương tâm" trang 41, 42 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. Năm xưa, có lần tôi dẫn bạn nước ngoài xem phong cảnh Hà Nội ....
Gợi ý 1
Tác giả đã đến thăm những di tích văn hoá nào ?
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã đến thăm: Văn Miếu Quốc tử giám, Hàm Rồng, Phủ Thiên Trường, Chùa Thầy.
Gợi ý 2
Đến thăm những nơi đó, thấy những dòng chữ và nét vẽ bậy thì thái độ của tác giả như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Khi thấy những dòng chữ và nét vẽ bậy thì tác giả cảm giác rất khó chịu, lấy làm khổ thẹn, bất bình trước ý thức của những du khách thiếu văn minh.
Gợi ý 3
Tác giả đã đề xuất những việc làm gì để bảo vệ di sản văn hoá (hoặc danh lam thắng cảnh) ?
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã đề xuất những việc làm bảo vệ di sản văn hóa:
+ Niêm yết bảng trước đền, đài, hang động, từ "cấm, viết, vẽ".
+ Cho phép làng bắt phạt những kẻ phạm tội ấy.
+ Nhắc nhở người khác không vẽ, viết bậy.
+ Nên tự xóa chữ viết ở các vách tường để làm gương cho mọi người.
Em đọc báo
Bài báo của nhà Văn hoá Hoàng Xuân Hãn viết cách đây hơn nửa thế kỉ. Khi đó, việc bảo vệ di sản văn hoá đã được chú ý đặc biệt.
Những vết thương tâm
Năm xưa, có lần tôi dẫn bạn nước ngoài xem phong cảnh Hà Nội. Lúc chúng tôi bước chân lên đến tầng trên của tam quan Văn Miếu, thì thấy lồ lộ mấy dòng chữ đỏ trên tường : "Kỉ niệm" và dưới để ngày, tháng, năm rồi kí tên: Nguyễn này, Trần nọ, học sinh trường ...
Ngày nay, trên các tường vôi, vách đá ở nơi công cộng; các đền đài hang động, ... đâu đâu ta cũng thấy nhan nhản những chữ viết và hình vẽ của kẻ đã đi qua. Nào tên để bằng sơn, bằng mực, bằng phấn, bằng son ; nào chữ vạch, khắc sâu vào đá. Ngoài tên, còn đề ngày tháng, đề hiệu, đề chức phận nữa. Những cặp trai gái thì vạch vào đá hai mẫu tự díu nhau hay quả tim bị tên xuyên giữa. Họ không biết kiêng nể chốn tôn nghiêm, nơi thắng tích, bên bức tượng thờ, trên tấm bia xưa.
Những nét dơ ấy dần dần lan khắp các danh lam thắng cảnh và làm thương tâm kẻ du khách quan tâm.
Đề vịnh các cảnh đẹp là tục từ xưa. Khắc đá đề thơ là người xưa hay làm. Nay ta sung sướng còn được đọc trên vách đá thơ của Lê Thánh Tông ở động Hàm Rồng hoặc trên biển gỗ thơ Vua Trần Nhân Tông ở Phủ Thiên Trường (Đền Tức Mặc). Các tiên nhân biết lường sức. Thơ đáng khắc mới khắc.
Trên vách Chùa Thầy, bên cạnh bài ca của cụ Mai Sơn, Nguyễn Thượng Hiền viết, bắt đầu bằng:
"Non xanh đã biết hay chưa ?
Khách chơi năm trước bây giờ lại đây;
Hỏi thăm những gió cùng mây,
Dấu xưa rầy vẫn lối nầy năm xưa ...".
có kẻ cao hứng cũng đề :
"Cảnh chùa đẹp lắm hỡi trời ơi!“.
Còn có kẻ tuy dốt, nhưng thuê người làm thơ vịnh cảnh rồi cũng thuê thợ khắc.
Ai cũng có quyền bày tỏ ý nghĩ của mình khi đến thăm đình, chùa, miếu, điện,..., nhưng phải biết tôn trọng, giữ gìn. Kẻ du lịch phần nhiều quên điều ấy, nên ta mới thấy vách chùa, bia đá ... đầy những nét dơ.
Đứng truớc cảnh đẹp, trước vật xưa, trong lòng chúng ta phải cảm động và tự hào. Vì vậy, phải tìm cách thực hiện cho tốt. Nên yết bảng trước đền, đài hang, động, ... từ "cấm viết", "cấm vẽ" đồng thời cho phép làng bắt phạt những kẻ phạm vào tội cấm ấy. Có lẽ làm như thế cũng có kết quả ít nhiều. Mỗi lúc ta thấy cái bảng để ở các công sở: "Không được khạc nhổ", "Không viết bẩn vào tường, vào vách"... ta rất lấy làm hổ thẹn. Vậy, những cái bảng sẽ làm cho ta càng thêm hổ thẹn.
Những kẻ du lịch phần đông là thanh niên có học thức, nghĩa là những người có thể đọc được bài này, biết suy nghĩ, biết tự hối. Không những mình không làm bậy, mình lại bảo kẻ khác đừng làm. Mà ai có thể xoá được những chữ viết ở các vách tường ... thì cũng nên làm, vì kẻ sau tới thấy có vết xoá, sẽ tự nghĩ mà thôi không vẽ thêm vào nữa.
Nếu thanh niên học sinh hiểu được lẽ này, đó sẽ là một bước dài trên đường khôi phục về tinh thần ở nước ta.
(Theo Báo Thanh Nghị, số 601, tháng 4-1944)
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- III. Bài học rút ra - Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
- III. Bài học rút ra - Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- III. Bài học rút ra - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- III. Bài học rút ra - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- III. Bài học rút ra - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
- III. Bài học rút ra - Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
- III. Bài học rút ra - Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- III. Bài học rút ra - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- III. Bài học rút ra - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- III. Bài học rút ra - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên