Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ)>
Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân
2. Sự nghiệp
- Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ dạy học, ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định (1946).
- Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ 1959, ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hóa).
- Năm 1974 công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam Định).
- Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây ngày 27 tháng 6 năm 2004.
- Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.
- Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
3. Tác phẩm tiêu biểu: Thôn ca I (1944); Thơ lửa (1947); Việt Nam huy hoàng (1948); Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (phóng sự, 1953); Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (1958); Thôn ca II (1960); Dọc đường xuân (1979); Đường về quê mẹ (1987); Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992)…
Sơ đồ tư duy tác giả Đoàn Văn Cừ:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Sáng tác năm 1942
- Trích nguồn: Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013
b. Thể loại: thơ bảy chữ
c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Đường về quê mẹ là những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ.
- Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.
b. Giá trị nghệ thuật
Lời thơ giản, dị, giàu cảm xúc, bài thơ đã cho thấy được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại
Sơ đồ tư duy văn bản Đường về quê mẹ:
- Sao băng (Theo Hồng Nhung)
- Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (Theo Lưu Quang Hưng)
- Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại (Theo Mơ Kiều)
- Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ)
- Cái kính (A-dít Nê-xin)
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn hay
- Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
- Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
- "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
- Văn hay
- Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
- Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
- "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
- Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)