Từ điển môn Tiếng Việt lớp 5 - Tổng hợp các khái niệm Tiếng Việt 5 Điệp từ, điệp ngữ - Từ điển môn Tiếng Việt 5

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ - Tiếng Việt 5

1. Điệp từ, điệp ngữ là gì?

Điệp từ, điệp ngữ là cách sử dụng lặp lại từ ngữ trong câu hay đoạn văn, đoạn thơ để nhấn mạnh, để liệt kê hoặc để khẳng định,... làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ.

Ví dụ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

                                                                (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

2. Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ

- Tác dụng nhấn mạnh: Điệp ngữ, điệp từ được sử dụng để nhấn mạnh một ý tưởng, cảm xúc hoặc sự kiện nào đó, làm cho nó trở nên nổi bật và dễ nhớ hơn.

Ví dụ:

Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

→ Từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

- Tác dụng liệt kê: Điệp ngữ, điệp từ được sử dụng để liệt kê nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa hay tính chất của những các sự vật, sự việc được đề cập đến.

Ví dụ:

Hạt gạo làng ta
vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
lời mẹ hát….
bão tháng bẩy
mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

→ Từ “có” được lặp lại nhiều lần nhằm liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được sự khó khăn khi làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh.

- Tác dụng khẳng định: Điệp ngữ, điệp từ được sử dụng để khẳng định cảm xúc và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

Ví dụ:

Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…

→ Cụm từ “cả một” trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể.