Liên kết là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Liên kết câu về nội dung :
+ Các câu phải nói về chủ đề chung của đoạn văn.
Ví dụ : “ Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc ô tô đi nhanh ”. Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủ đề riêng.
+ Các câu phải sắp xếp theo trật tự hợp lí.
Ví dụ : “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang tìm đến nhà Vân. Bác làm việc ở thành phố”. Chuỗi câu này cũng không tạo thành đoạn văn vì trật tự sắp xếp không hợp lí.
- Liên kết câu về hình thức:
a. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ (phép lặp):
- Liên kết câu bằng cách lặp lại trong câu sau một hoặc một vài từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Ví dụ:
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thê. Choắt ho có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Tô Hoài)
=> Từ “Dế Choắt”, “Choắt” được lặp lại
b. Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế (phép thế):
- Liên kết câu bằng cách dùng đại từ, danh từ, từ đồng nghĩa,…thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước.
Bé Hoa đã vẽ một bức tranh. Nó được đê trên giá sách.
=> Từ “nó” thay thế cho “một bức tranh”
c. Liên kết câu bằng từ ngữ nối (phép nối):
- Liên kết câu bằng kết từ hoặc những từ ngữ có tác dụng nối như: rồi, vì thế, thứ nhất, nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
- Ví dụ:
Cậu Năm đi công tác hơn một tháng. Vì vậy, bé Thảo phải sang nhà ông bà ngoại.
=> Hai câu được nối bằng từ “Vì vậy”