Đề thi minh hoạ vào 10 môn Khoa học tự nhiên Hải Phòng năm 2025

Tải về

Di truyền học khẳng định nhân tố di truyền chính là

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Di truyền học khẳng định nhân tố di truyền chính là

  • A.

    DNA.

  • B.

    nhiễm sắc thể.

  • C.

    gene.

  • D.

    protein.

Câu 2 :

Dịch mã là quá trình tổng hợp

  • A.

    DNA.

  • B.

    amino acid.

  • C.

    chuỗi polypetide.

  • D.

    mRNA.

Câu 3 :

Sự phối hợp các quá trình giảm phân và thụ tinh. Sự phân li độc lập và tổ hợp các NST đã tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của

  • A.

    đột biến gene.

  • B.

    biến dị tổ hợp.

  • C.

    đột biến NST.

  • D.

    bệnh, tật di truyển.

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng về nhiễm sắc thể thường trong tế bào lưỡng bội?

  • A.

    Nhiễm sắc thể thường không tồn tại thành từng cặp tương dồng.

  • B.

    Nhiễm sắc thể thường có nhiều cặp, tồn tại thành từng cạap tương đồng.

  • C.

    Nhiễm sắc thể thường khác nhau giữa giới đực và giới cái.

  • D.

    Nhiễm sắc thể thường chứa gen quy định tính trạng thường và cả gen quy định tính trạng giới tính.

Câu 5 :

Bộ nhiễm sắc thể trong hình vẽ dưới đây có thể là bộ nhiễm sắ thể của người mắc bệnh, tật di truyền nào?

  • A.

    Bệnh câm điếc bẩm sinh.

  • B.

    Hội chứng Klinefelter.

  • C.

    Tật khe hở môi, hàm.

  • D.

    Hội chứng Turner.

Câu 6 :

Ở cà chua, allele A quy định quả đỏ, allele a quy định quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ lai với cây cà chua quả vàng, F1 thu được 50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàng. Kiểu gene của cặp bố mẹ đem lai được xác định là

  • A.

    AA × aa.

  • B.

    Aa × aa.

  • C.

    AA × Aa.

  • D.

    Aa × Aa.

Câu 7 :

Một gene ban đầu có 2400 cặp nucleotide, sau quá trình gene trên tái bản, gene con tạo ra có 2400 cặp nucleotide nhưng số liên kết hydrogen của gene tạo thành ít hơn gene ban đầu 1 liên kết. Dạng đột biến nào đã xảy ra?

  • A.

    Mất một cặp A-T.

  • B.

    Thêm một cặp G-C.

  • C.

    Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.

  • D.

    Thay thế một cặp G-C bằng một cặp A-T.

Câu 8 :

Cho kim loại iron (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric (HCl). Phương trình hóa học nào minh họa cho phản ứng hóa học trên?

  • A.

    Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2

  • B.

    2Fe + 6HCl ⟶ 2FeCl3 + 3H2.

  • C.

    Fe + HCl ⟶ FeCl2 + H2.

  • D.

    Fe + HCl ⟶ FeCl2 + H.

Câu 9 :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần?

  • A.

    Na, Mg, Zn.

  • B.

    Al, Zn, Na.

  • C.

    Mg, Al, Na.

  • D.

    Pb, Al, Mg.

Câu 10 :

Trong phản ứng hóa học, khả năng tạo ion của kim loại và phi kim là

  • A.

    kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương.

  • B.

    phi kim dễ nhường electron để tạo ra ion dương.

  • C.

    phi kim dễ nhận electron để tạo ra ion dương.

  • D.

    kim loại dễ nhận electron để tạo ra ion âm.

Câu 11 :

Trong số các chất hữu cơ sau, chất nào làm mất màu dung dịch Bromine?

  • A.

    CH2 = CH2.

  • B.

    CH3 – CH2 – CH3.

  • C.

    CH3 – CH2.

  • D.

    CH3 – CH2 – CH2 – CH3.

Câu 12 :

Trên nhãn của một chai rượu có ghi 30o điều này có nghĩa là gì?

  • A.

    Rượu sôi ở 30oC.

  • B.

    Dung dịch rượu có 30% rượu etylic nguyên chất.

  • C.

    30 phần thể tích rượu etylic có trong 100 phần thể tích rượu và nước.

  • D.

    Số gam rượu trong 100 g nước là 30 gam.

Câu 13 :

Khí nào trong các khí sau ngăn cản sự bức xạ năng lượng nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, gây nên hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự ấm lên trên toàn cầu?

  • A.

    Khí oxygen.

  • B.

    Khí carbon dioxide.

  • C.

    Khí methane.     

  • D.

    Cả khí carbon dioxide và khí methane.

Câu 14 :

Cho phương trình phản ứng:

? + 3NaOH ⟶ 3RCOONa + C3H5(OH)3

Chất còn thiếu trong phương trình trên là

  • A.

     RCOONa

  • B.

    (RCOO)3C3H5.

  • C.

    (RCOO)3.

  • D.

    C3H5(RCOO)3

Câu 15 :

Nguyên tố có thành phần (%) cao nhất trong vỏ trái đất là

  • A.

    Oxygen.

  • B.

    Aluminium.

  • C.

    Sodium.

  • D.

    Silicon.

Câu 16 :

Trong các công thức tính công cơ học dưới đây, công thức nào không đúng?

  • A.

    \(A = P.t\) (P là công suất, t là thời gian thực hiện công).

  • B.

    \(A = F.s\) (F là lực tác dụng lên vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng).

  • C.

    \(A = P.h\) (P là trọng lực tác dụng lên vật, h quãng đường vật rơi dưới tác dụng của trọng lực.

  • D.

    \(A = \frac{F}{s}\) (F là lực tác dụng lên vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng).

Câu 17 :

Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì

  • A.

    vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.

  • B.

    vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.

  • C.

    vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.

  • D.

    động năng hai vật như nhau vì có cùng khối lượng.

Câu 18 :

Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính hội tụ thì

  • A.

    chùm tia ló hội tụ tai tiêu điểm.

  • B.

    chùm tia ló là chùm tia sáng song song.

  • C.

    chùm tia ló là chùm phân kì.

  • D.

    chùm tia ló là chùm bất kì.

Câu 19 :

Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo \({A_1}{B_1}\), thấu kính hội tụ cho ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) thì

  • A.

    \({A_1}{B_1} \ge {A_2}{B_2}\).

  • B.

    \({A_1}{B_1} = {A_2}{B_2}\).

  • C.

    \({A_1}{B_1} > {A_2}{B_2}\).

  • D.

    \({A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\).

Câu 20 :

Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm, quan sát một vật đặt cách thấu kính 5 cm thì

  • A.

    ảnh lớn hơn vật 2 lần.     

  • B.

    ảnh lớn hơn vật 4 lần.

  • C.

    lớn hơn vật 6 lần.

  • D.

    ảnh lớn hơn vật 8 lần.

Câu 21 :

Một vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Thấu kính cho ảnh ảo bằng nửa vật khi vật đặt cách thấu kính một khoảng

  • A.

    5 cm

  • B.

    10 cm

  • C.

    12 cm

  • D.

    20 cm

Câu 22 :

Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi

  • A.

    thanh nam châm nằm yên trong cuộn dây dẫn đó.

  • B.

    cuộn dây dẫn đó chuyển động lại gần thanh nam châm.

  • C.

    thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây dẫn đó.

  • D.

    từ trường xuyên qua đoạn dây dẫn đó là từ trường biến thiên.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Hình vẽ dưới đây mô tả một tế bào của cơ thể lưỡng bội có kiểu gene AaBb đang phân bào. Hãy quan sát hình vẽ và cho biết các khẳng định sau đây là đúng hay sai?

Tế bào trên đang ở kì giữa của lần giảm phân thứ hai.

Đúng
Sai

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là 2n = 8.

Đúng
Sai

Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con sẽ có kiểu gene Aa và Bb.

Đúng
Sai

Nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa allele A và allele a cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gene AaB và b hoặc Aab và B.

Đúng
Sai
Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Rượu, bia là những đồ uống khá phổ biến,tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia sẽ gây hại cho sức khỏe vì ethylic alcohol trong rượu có đặc điểm kích thích thần kinh và nhiều căn bệnh khác, từ ethylic alcohol có thể điều chế acetic acid làm dấm ăn, điều chế ester ethyl acetate làm dung môi pha sơn.

 

a) Công thức cấu tạo của ethylic alcohol là CH3 – O – CH3

Đúng
Sai

b) Phương trình hóa học điều chế acetic acid từ ethylic alcohol là   

Đúng
Sai

c) Việc điều chế ethylic alcohol từ tinh bột diễn ra nhờ tác dụng của enzyne theo sơ đồ sau:

Đúng
Sai

d) Đun nóng hỗn hợp gồm 30 gam acetic acid và một lượng dư ethylic alcohol với xúc tác H2SO4 đặc tạo ra 35 gam ester ethyl acetate. Biết hiệu suất phản ứng ester là 80%.

Đúng
Sai
Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Khi dùng các dụng cụ̣ điện chúng ta cần quan tâm đến các giá trị định mức trong đó có hiệu điện thế định mức và công suất định mức. Cho hai bóng đèn có các giá trị định mức loại 12 V – 6 W và 6 V – 6 W.

a) Cường độ dòng điện định mức của đèn 1 là 0,5 A, của đèn 2 là 0,25 A.

Đúng
Sai

b) Khi mắc hai đèn song song vào hiệu điện thế 12 V thì hai đèn sáng bình thường.

Đúng
Sai

c) Nếu mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện điện thế 18 V thì đèn 1 sáng quá mức bình thường.

Đúng
Sai

d) Hai đèn tiêu thụ điện năng như nhau.

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Di truyền học khẳng định nhân tố di truyền chính là

  • A.

    DNA.

  • B.

    nhiễm sắc thể.

  • C.

    gene.

  • D.

    protein.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về di truyền học.

Lời giải chi tiết :

Di truyền học khẳng định nhân tố di truyền chính là gene.

Câu 2 :

Dịch mã là quá trình tổng hợp

  • A.

    DNA.

  • B.

    amino acid.

  • C.

    chuỗi polypetide.

  • D.

    mRNA.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về dịch mã.

Lời giải chi tiết :

Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypetide.

Câu 3 :

Sự phối hợp các quá trình giảm phân và thụ tinh. Sự phân li độc lập và tổ hợp các NST đã tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của

  • A.

    đột biến gene.

  • B.

    biến dị tổ hợp.

  • C.

    đột biến NST.

  • D.

    bệnh, tật di truyển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thứ đã học về di truyền và biến dị.

Lời giải chi tiết :

Sự phân li độc lập và tổ hợp các NST đã tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng về nhiễm sắc thể thường trong tế bào lưỡng bội?

  • A.

    Nhiễm sắc thể thường không tồn tại thành từng cặp tương dồng.

  • B.

    Nhiễm sắc thể thường có nhiều cặp, tồn tại thành từng cạap tương đồng.

  • C.

    Nhiễm sắc thể thường khác nhau giữa giới đực và giới cái.

  • D.

    Nhiễm sắc thể thường chứa gen quy định tính trạng thường và cả gen quy định tính trạng giới tính.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về nhiễm sắc thể.

Lời giải chi tiết :

Nhiễm sắc thể thường có nhiều cặp, tồn tại thành từng cặp tương đồng.

Câu 5 :

Bộ nhiễm sắc thể trong hình vẽ dưới đây có thể là bộ nhiễm sắ thể của người mắc bệnh, tật di truyền nào?

  • A.

    Bệnh câm điếc bẩm sinh.

  • B.

    Hội chứng Klinefelter.

  • C.

    Tật khe hở môi, hàm.

  • D.

    Hội chứng Turner.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về bệnh, hội chứng di truyền.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy ở cặp NST giới tính hình dạng thể hiện NST: XXY đây là đặc trưng của hội chứng Klinefelter.

Câu 6 :

Ở cà chua, allele A quy định quả đỏ, allele a quy định quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ lai với cây cà chua quả vàng, F1 thu được 50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàng. Kiểu gene của cặp bố mẹ đem lai được xác định là

  • A.

    AA × aa.

  • B.

    Aa × aa.

  • C.

    AA × Aa.

  • D.

    Aa × Aa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về phân li độc lập của Mendel.

Lời giải chi tiết :

F1 thu được 50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàng, đây là tỉ lệ đặc trưng của phép lai phân tích giữa cơ thể có kiểu gene dị hợp với thể mang kiểu gene lặn.

Aa × aa → F1: 1Aa : 1 aa (50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàng).

Câu 7 :

Một gene ban đầu có 2400 cặp nucleotide, sau quá trình gene trên tái bản, gene con tạo ra có 2400 cặp nucleotide nhưng số liên kết hydrogen của gene tạo thành ít hơn gene ban đầu 1 liên kết. Dạng đột biến nào đã xảy ra?

  • A.

    Mất một cặp A-T.

  • B.

    Thêm một cặp G-C.

  • C.

    Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.

  • D.

    Thay thế một cặp G-C bằng một cặp A-T.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen, A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy số nucleotide của gene không đổi → Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác.

Số liên kết hydrogen của gene tạo thành ít hơn gene ban đầu 1 liên kết → Dạng đột biến thay thế một cặp G-C bằng một cặp A-T.

Vì G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen, A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen nên khi thay thế G-C bằng A-T số liên kết hydrogen sẽ giảm đi 1.

Câu 8 :

Cho kim loại iron (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric (HCl). Phương trình hóa học nào minh họa cho phản ứng hóa học trên?

  • A.

    Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2

  • B.

    2Fe + 6HCl ⟶ 2FeCl3 + 3H2.

  • C.

    Fe + HCl ⟶ FeCl2 + H2.

  • D.

    Fe + HCl ⟶ FeCl2 + H.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Cho kim loại iron (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric (HCl).

Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2

Chọn A.

Câu 9 :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần?

  • A.

    Na, Mg, Zn.

  • B.

    Al, Zn, Na.

  • C.

    Mg, Al, Na.

  • D.

    Pb, Al, Mg.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: Na, Mg, Zn.

Chọn A.

Câu 10 :

Trong phản ứng hóa học, khả năng tạo ion của kim loại và phi kim là

  • A.

    kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương.

  • B.

    phi kim dễ nhường electron để tạo ra ion dương.

  • C.

    phi kim dễ nhận electron để tạo ra ion dương.

  • D.

    kim loại dễ nhận electron để tạo ra ion âm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất chung kim loại.

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng hóa học, khả năng tạo ion của kim loại và phi kim là kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương.

Chọn A.

Câu 11 :

Trong số các chất hữu cơ sau, chất nào làm mất màu dung dịch Bromine?

  • A.

    CH2 = CH2.

  • B.

    CH3 – CH2 – CH3.

  • C.

    CH3 – CH2.

  • D.

    CH3 – CH2 – CH2 – CH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học alkene.

Lời giải chi tiết :

CH2 = CH2 làm mất màu dung dịch bromine

CH2 = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br – CH2Br

Lưu ý: Hợp chất hữu cơ có liên kết đôi/ba trong phân tử, làm mất màu dung dịch bromine.

Chọn A.

Câu 12 :

Trên nhãn của một chai rượu có ghi 30o điều này có nghĩa là gì?

  • A.

    Rượu sôi ở 30oC.

  • B.

    Dung dịch rượu có 30% rượu etylic nguyên chất.

  • C.

    30 phần thể tích rượu etylic có trong 100 phần thể tích rượu và nước.

  • D.

    Số gam rượu trong 100 g nước là 30 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ rượu = Thể tích C2H5OH nguyên chất trong 100 mL dung dịch rượu

Lời giải chi tiết :

Trên nhãn của một chai rượu ghi 30oo có nghĩa là trong dung dịch rượu này có 30% về thể tích là C2H5OH nguyên chất.

Chọn C.

Câu 13 :

Khí nào trong các khí sau ngăn cản sự bức xạ năng lượng nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, gây nên hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự ấm lên trên toàn cầu?

  • A.

    Khí oxygen.

  • B.

    Khí carbon dioxide.

  • C.

    Khí methane.     

  • D.

    Cả khí carbon dioxide và khí methane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Lời giải chi tiết :

Khí carbon dioxide (CO2) trong các khí sau ngăn cản sự bức xạ năng lượng nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, gây nên hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự ấm lên trên toàn cầu.

Chọn B.

Câu 14 :

Cho phương trình phản ứng:

? + 3NaOH ⟶ 3RCOONa + C3H5(OH)3

Chất còn thiếu trong phương trình trên là

  • A.

     RCOONa

  • B.

    (RCOO)3C3H5.

  • C.

    (RCOO)3.

  • D.

    C3H5(RCOO)3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học chất béo.

Lời giải chi tiết :

RCOO)3C3H5. + 3NaOH ⟶ 3RCOONa + C3H5(OH)3

Chọn B.

Câu 15 :

Nguyên tố có thành phần (%) cao nhất trong vỏ trái đất là

  • A.

    Oxygen.

  • B.

    Aluminium.

  • C.

    Sodium.

  • D.

    Silicon.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thành phần các nguyên tố trong vỏ trái đất.

Lời giải chi tiết :

Oxygen là nguyeem tố có thành phần % lớn nhất trong vỏ trái đất.

Chọn A.

Câu 16 :

Trong các công thức tính công cơ học dưới đây, công thức nào không đúng?

  • A.

    \(A = P.t\) (P là công suất, t là thời gian thực hiện công).

  • B.

    \(A = F.s\) (F là lực tác dụng lên vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng).

  • C.

    \(A = P.h\) (P là trọng lực tác dụng lên vật, h quãng đường vật rơi dưới tác dụng của trọng lực.

  • D.

    \(A = \frac{F}{s}\) (F là lực tác dụng lên vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về công thức tính công.

Lời giải chi tiết :

Công \(A = F.s\) ( F là lực tác dụng lên vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng).

Đáp án không đúng là D.

Chọn D.

Câu 17 :

Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì

  • A.

    vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.

  • B.

    vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.

  • C.

    vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.

  • D.

    động năng hai vật như nhau vì có cùng khối lượng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về động năng.

Lời giải chi tiết :

Động năng: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.

Chọn C.

Câu 18 :

Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính hội tụ thì

  • A.

    chùm tia ló hội tụ tai tiêu điểm.

  • B.

    chùm tia ló là chùm tia sáng song song.

  • C.

    chùm tia ló là chùm phân kì.

  • D.

    chùm tia ló là chùm bất kì.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về thấu kính hội tụ.

Lời giải chi tiết :

Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tai tiêu điểm.

Chọn A.

Câu 19 :

Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo \({A_1}{B_1}\), thấu kính hội tụ cho ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) thì

  • A.

    \({A_1}{B_1} \ge {A_2}{B_2}\).

  • B.

    \({A_1}{B_1} = {A_2}{B_2}\).

  • C.

    \({A_1}{B_1} > {A_2}{B_2}\).

  • D.

    \({A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

Lời giải chi tiết :

+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật.

+ Vật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{A_1}{B_1} < AB\\{A_2}{B_2} > AB\end{array} \right. \Rightarrow {A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\)

Chọn D.

Câu 20 :

Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm, quan sát một vật đặt cách thấu kính 5 cm thì

  • A.

    ảnh lớn hơn vật 2 lần.     

  • B.

    ảnh lớn hơn vật 4 lần.

  • C.

    lớn hơn vật 6 lần.

  • D.

    ảnh lớn hơn vật 8 lần.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về kính lúp.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}f = 10cm\\d = 5cm\end{array} \right.\)

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}} \Rightarrow d' = \frac{{fd}}{{f - d}} = \frac{{10.5}}{{10 - 5}} = 10cm\)

Như vậy, ảnh qua thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều với vật và cách thấu kính 10 cm.

Ta có: \(\Delta OAB\ \~\ \Delta OA'B'\) nên \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OB}}{{OB'}} = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\) hay \(A'B' = 2AB\)

Như vậy, ảnh lớn hơn vật 2 lần.

Chọn A.

Câu 21 :

Một vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Thấu kính cho ảnh ảo bằng nửa vật khi vật đặt cách thấu kính một khoảng

  • A.

    5 cm

  • B.

    10 cm

  • C.

    12 cm

  • D.

    20 cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về thấu kính phân kì.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\Delta OAB\~\Delta OA'B'\)\(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{OA'}}{{OA}} = \frac{1}{2}\)\(OA' = \frac{1}{2}OA\)

 hay \(d' = 0,5d\)

Với d: là khoảng cách từ vật đến thấu kính; d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

Áp dụng công thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Thấu kính phân kì và cho ảnh ảo nên \(\left\{ \begin{array}{l}f < 0\\d' < 0\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow  - \frac{1}{{12}} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{0,5d}} \Rightarrow d = 12cm\)

Vật đặt cách thấu kính 12 cm.

Câu 22 :

Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi

  • A.

    thanh nam châm nằm yên trong cuộn dây dẫn đó.

  • B.

    cuộn dây dẫn đó chuyển động lại gần thanh nam châm.

  • C.

    thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây dẫn đó.

  • D.

    từ trường xuyên qua đoạn dây dẫn đó là từ trường biến thiên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về dòng điện cảm ứng.

Lời giải chi tiết :

Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi thanh nam châm nằm yên trong cuộn dây dẫn đó.

Chọn A.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Hình vẽ dưới đây mô tả một tế bào của cơ thể lưỡng bội có kiểu gene AaBb đang phân bào. Hãy quan sát hình vẽ và cho biết các khẳng định sau đây là đúng hay sai?

Tế bào trên đang ở kì giữa của lần giảm phân thứ hai.

Đúng
Sai

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là 2n = 8.

Đúng
Sai

Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con sẽ có kiểu gene Aa và Bb.

Đúng
Sai

Nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa allele A và allele a cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gene AaB và b hoặc Aab và B.

Đúng
Sai
Đáp án

Tế bào trên đang ở kì giữa của lần giảm phân thứ hai.

Đúng
Sai

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là 2n = 8.

Đúng
Sai

Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con sẽ có kiểu gene Aa và Bb.

Đúng
Sai

Nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa allele A và allele a cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gene AaB và b hoặc Aab và B.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Quan sát hình và phân tích đề bài.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình ta thấy các dữ kiên sau:

- NST đang ở trạng thái đóng xoắn cực đại (dẽ quan sát) các NST kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Đây là diễn biến của NST trong giảm phân I → a) Sai.

- Ta đếm được trong hình có 4 NST kép trong thì giữa của giảm phân I → 2n = 8 → b) Sai.

- Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con sẽ có kiểu gene Aa và Bb hoặc ab và AB → c) Sai.

Nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa allele A và allele a cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gene AaB và b hoặc Aab và B → d) Đúng.

a) Sai, b) Sai, c) Sai, d) Đúng

Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Rượu, bia là những đồ uống khá phổ biến,tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia sẽ gây hại cho sức khỏe vì ethylic alcohol trong rượu có đặc điểm kích thích thần kinh và nhiều căn bệnh khác, từ ethylic alcohol có thể điều chế acetic acid làm dấm ăn, điều chế ester ethyl acetate làm dung môi pha sơn.

 

a) Công thức cấu tạo của ethylic alcohol là CH3 – O – CH3

Đúng
Sai

b) Phương trình hóa học điều chế acetic acid từ ethylic alcohol là   

Đúng
Sai

c) Việc điều chế ethylic alcohol từ tinh bột diễn ra nhờ tác dụng của enzyne theo sơ đồ sau:

Đúng
Sai

d) Đun nóng hỗn hợp gồm 30 gam acetic acid và một lượng dư ethylic alcohol với xúc tác H2SO4 đặc tạo ra 35 gam ester ethyl acetate. Biết hiệu suất phản ứng ester là 80%.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Công thức cấu tạo của ethylic alcohol là CH3 – O – CH3

Đúng
Sai

b) Phương trình hóa học điều chế acetic acid từ ethylic alcohol là   

Đúng
Sai

c) Việc điều chế ethylic alcohol từ tinh bột diễn ra nhờ tác dụng của enzyne theo sơ đồ sau:

Đúng
Sai

d) Đun nóng hỗn hợp gồm 30 gam acetic acid và một lượng dư ethylic alcohol với xúc tác H2SO4 đặc tạo ra 35 gam ester ethyl acetate. Biết hiệu suất phản ứng ester là 80%.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Tính chất hóa học alcohol, tinh bột, carboxylic acid.

Lời giải chi tiết :

a) sai, vì công thức cấu tạo ethylic alcohol là CH3 – CH2 – OH.

b) đúng.

c) đúng.

d) đúng, vì \({n_{ac{\rm{e}}tic{\rm{ acid}}}} = \frac{{30}}{{60}} = 0,5mol\)

PTPU: n ester = n acetic acid = 0,5 mol → m ester = 0,5.88 = 44g

Hiệu suất: H% =\(\frac{{35}}{{44}}.100\%  = 79,54\%  \approx 80\% \)

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Khi dùng các dụng cụ̣ điện chúng ta cần quan tâm đến các giá trị định mức trong đó có hiệu điện thế định mức và công suất định mức. Cho hai bóng đèn có các giá trị định mức loại 12 V – 6 W và 6 V – 6 W.

a) Cường độ dòng điện định mức của đèn 1 là 0,5 A, của đèn 2 là 0,25 A.

Đúng
Sai

b) Khi mắc hai đèn song song vào hiệu điện thế 12 V thì hai đèn sáng bình thường.

Đúng
Sai

c) Nếu mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện điện thế 18 V thì đèn 1 sáng quá mức bình thường.

Đúng
Sai

d) Hai đèn tiêu thụ điện năng như nhau.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Cường độ dòng điện định mức của đèn 1 là 0,5 A, của đèn 2 là 0,25 A.

Đúng
Sai

b) Khi mắc hai đèn song song vào hiệu điện thế 12 V thì hai đèn sáng bình thường.

Đúng
Sai

c) Nếu mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện điện thế 18 V thì đèn 1 sáng quá mức bình thường.

Đúng
Sai

d) Hai đèn tiêu thụ điện năng như nhau.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Cường độ dòng điện định mức: \({I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}}\)

Lời giải chi tiết :

a) Cường độ dòng điện định mức của đèn 1 là:

\({I_1} = \frac{{{P_1}}}{{{U_1}}} = \frac{6}{{12}} = 0,5(A)\)

Cường độ dòng điện định mức của đèn 2 là:

\({I_2} = \frac{{{P_2}}}{{{U_2}}} = \frac{6}{6} = 1(A)\)

→ a sai

b) Khi mắc hai đèn song song vào hiệu điện thế 12 V, hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng đèn là 12 V, đèn 1 sáng bình thường, đèn 2 sáng hơn bình thường

→ b sai

c) Nếu mắc nối tiếp hai đèn vào hiệu điện thế 18 V:

Điện trở tương ứng của mỗi bóng đèn là:

\({R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{12}}{{0,5}} = 24(\Omega )\)

\({R_2} = \frac{{{U_2}}}{{{I_2}}} = \frac{6}{1} = 6(\Omega )\)

Điện trở tương đương của mạch điện là:

\(R = {R_1} + {R_2} = 24 + 6 = 30(\Omega )\)

Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn bằng nhau và bằng:

\(I = \frac{U}{R} = \frac{{18}}{{30}} = 0,6(A)\)

Nhận xét: \(I > {I_1};I < {I_2}\), đèn 1 sáng quá mức bình thường, đèn 2 sáng yếu hơn bình thường

→ c đúng

d) Công suất của hai đèn như nhau → hai đèn tiêu thụ điện năng như nhau

→ d đúng

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật phân li độc lập của Mendel.

Lời giải chi tiết :

Xét cặp aa × Aa cho F1: 1/2aa : 1/2Aa

Xét cặp Bb × bb cho F1: 1/2Bb : 1/2bb

Kiểu gên đồng hợp lặn ở F1 là aabb = 1/2aa × 1/2bb =1/4= 0,25

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về quá trình nguyên phân.

1 tế bào nguyên phân a lần tạo ra 1.2^a tế bào

Lời giải chi tiết :

1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo ra 1.2^3 = 8 tế bào.

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học kim loại.

Lời giải chi tiết :

Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2

\({n_{HCl}} = \frac{{100.7,3\% }}{{36,5}} = 0,2mol\)

Theo phương trình phản ứng:\({n_{{H_2}}} = \frac{1}{2}.{n_{HCl}} = 0,1mol \to {V_{{H_2}}} = 0,1.24,79 = 2,479L \approx 2,48L\)

Phương pháp giải :

Năng lượng = n.Q

Lời giải chi tiết :

\({n_{{C_4}{H_{10}}}} = \frac{{29}}{{58}} = 0,5mol \to Q = 0,5.2878 = 1439kJ\)

Phương pháp giải :

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\)

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song: \({R_{//}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Cường độ dòng điện: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Điện trở tương đương của các đoạn mạch là:

\({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 2 + 4 = 6(\Omega )\)

\(R = \frac{{{R_{12}}.{R_3}}}{{{R_{12}} + {R_3}}} = \frac{{6.6}}{{6 + 6}} = 4(\Omega )\)

Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là:

\(I = \frac{U}{R} = \frac{{12}}{3} = 4(A)\)

Đáp số: 4

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết tam giác đồng dạng

Lời giải chi tiết :

Xét ∆OAB và ∆OA’B’ có:

\(\frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{AB}}{{A'B'}} = 2 \Rightarrow OA' = \frac{{OA}}{2} = \frac{{30}}{2} = 15(cm)\)

Xét ∆FOI và ∆FA’B’ có:

\(\frac{{OF}}{{A'F}} = \frac{{OI}}{{A'B'}} = \frac{{AB}}{{A'B'}} = 2 \Rightarrow A'F = \frac{{OF}}{2}(1)\)

Mặt khác: \(OF + A'F = OA' = 15(cm)(2)\)

Từ (1) và (2) ta có:

\(OF + \frac{{OF}}{2} = 15 \Rightarrow \frac{3}{2}OF = 15 \Rightarrow OF = 10(cm)\)

Đáp số: 10