Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải là hành động của người chị đối với em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên?

  • A.

    Trừng mắt nhìn em dọa em sợ

  • B.

    Ôm ấp, an ủi em

  • C.

    Khi chạm ánh mắt, nói lớn

  • D.

    Hiếm khi gọi bằng tên mà đặt đủ thứ biệt danh xấu

Câu 2 :

Nội dung của đoạn trích sau?

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bỏ êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sởi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

  • A.

    Giới thiệu về nhà vua

  • B.

    Quyết định tốn kém của nhà vua

  • C.

    Lời khuyên của anh người hầu

  • D.

    Nhà vua thay đổi suy nghĩ của mình

Câu 3 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên đều sai

Câu 4 :

Trong đoạn trích Hai cây phong, làng Ku-ku-rêu nằm ở vị trí nào?

  • A.

    Trên lưng chừng vách núi của rặng núi Đen.

  • B.

    Giữa thung lũng đất vàng, đồng cỏ mênh mông.

  • C.

    Trên bãi sông đất mỡ màng do phù sa bồi đắp.

  • D.

    Ven chân núi, trên một cao nguyên rộng.

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung dưới đây nằm ở phần nào trong quy trình viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lẽ.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên được NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2018, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Từ đồng âm là gì?

  • A.

    Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

  • B.

    Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 9 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

  • A.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

  • B.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

  • C.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

  • D.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

Xây dựng tình huống truyện kịch tính

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa 

Câu 11 :

Dấu chấm phẩy được kí hiệu là gì?

  • A.

    .

  • B.

  • C.

     ;

  • D.

     :

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

 Từ “ngân khố” trong câu sau được hiểu là gì?

Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ?

Tiền của người dân

Kho tiền của nhà nước

Tiền của quan lại

Câu 13 :

Dấu chấm phẩy dùng để?

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

  • C.

    Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 14 :

Thuyết minh là gì?

  • A.

    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

  • B.

    Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó

  • C.

    Trình bày diễn biến một vụ việc

  • D.

    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Văn bản Và tôi nhớ khói viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 16 :

Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, người em trai hiện lên là một người như thế nào?

  • A.

    Nghịch ngợm, vui vẻ

  • B.

    E dè, lạ lùng

  • C.

    Hung dữ, nóng nảy

  • D.

    Vui tính, hoạt bát

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 18 :

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bao gồm mấy phần?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 19 :

Đỗ Bích Thúy quê ở đâu?

  • A.

    Hà Giang

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nghệ An

  • D.

    Quảng Nam

Câu 20 :

Con gái của mẹ là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Hồi ký

  • C.

    Bản tin

  • D.

     Kịch

Câu 21 :

Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

  • B.

    Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • C.

    Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • D.

    Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Câu 22 :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

  • A.

    Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

  • B.

    Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

  • C.

    Nêu nhân vật có trong sự kiện

  • D.

    Cả ba phương án trên

Câu 23 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

       Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm ; nữ chính : đức hạnh, nết na ; nữ lệch : lẳng lơ, bạo dạn ; mụ ác : tàn nhẫn, độc địa.

(Ngữ văn 7 Tập 2)

  • A.

    Kết thúc một câu

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

  • C.

    Thông báo lời hội thoại

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 24 :

Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung

  • A.

    Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

  • B.

    Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

  • C.

    Bảo đảm tính xác thực

  • D.

    Cả A, B, C

Câu 25 :

Đâu là năm sinh của Mark Victor Hansen?

  • A.

    1945

  • B.

    1946

  • C.

    1947

  • D.

    1948

Câu 26 :

Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên là tác phẩm của nước nào?

  • A.

    Anh

  • B.

    Pháp

  • C.

    Mỹ

  • D.

    Nga

Câu 27 :

Nhà văn Ai – ma – tốp là người nước nào?

  • A.

    Nga

  • B.

    Bồ Đào Nha

  • C.

    Cư – rơ – gư – xtan

  • D.

    Phần Lan

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm và từ đa nghĩa là một loại từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 29 :

Đoạn trích Hai cây phong trong sách giáo khoa được trích từ phần nào của truyện?

  • A.

    Phần đầu

  • B.

    Phần giữa

  • C.

    Phần cuối

  • D.

    Phần đề tựa

Câu 30 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

  • A.

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)

  • B.

    Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị (Đỗ Bích Thúy)

  • C.

    Con muốn làm một cái cây. (Võ Thu Hương)

  • D.

    Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau. (Phạm Thị Ngọc Diễm)

Câu 32 :

Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

  • C.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 33 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các từ ngữ sau theo thứ tự đúng để hoàn thành định nghĩa: Trình bày ý kiến về một vấn đề là...

nêu lên những suy nghĩ, nhận xét;

người viết 

để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình

đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể

Câu 34 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

 Câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?

Con gái bé bỏng của mẹ kiên cường và mạnh mẽ như một nhành xương rồng trồi lên mọi thiếu thốn, khô khát.

So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Liệt kê

Câu 35 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Mark và Jack đều là người nước Mỹ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 36 :

Từ mượn là từ như thế nào?

  • A.

    Do nhân dân tự sáng tạo ra

  • B.

    Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

  • C.

    Được xuất hiện trong từ điển

  • D.

    Không có trong từ điển

Câu 37 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 38 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

Tìm ý

Lập dàn ý

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Câu 39 :

Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói xuất hiện ở đâu?

  • A.

    Trong căn bếp của mỗi nhà

  • B.

    Trên cánh đồng

  • C.

    Trong khoảng không mênh mông

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 40 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải là hành động của người chị đối với em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên?

  • A.

    Trừng mắt nhìn em dọa em sợ

  • B.

    Ôm ấp, an ủi em

  • C.

    Khi chạm ánh mắt, nói lớn

  • D.

    Hiếm khi gọi bằng tên mà đặt đủ thứ biệt danh xấu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ôm ấp, an ủi em không phải là hành động của người chị đối với em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên.

Câu 2 :

Nội dung của đoạn trích sau?

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bỏ êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sởi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

  • A.

    Giới thiệu về nhà vua

  • B.

    Quyết định tốn kém của nhà vua

  • C.

    Lời khuyên của anh người hầu

  • D.

    Nhà vua thay đổi suy nghĩ của mình

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên là lời khuyên của anh người hầu.

Câu 3 :

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

  • A.

    Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

  • B.

    Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

  • C.

    Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

  • D.

    Cả ba nội dung trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Câu 4 :

Trong đoạn trích Hai cây phong, làng Ku-ku-rêu nằm ở vị trí nào?

  • A.

    Trên lưng chừng vách núi của rặng núi Đen.

  • B.

    Giữa thung lũng đất vàng, đồng cỏ mênh mông.

  • C.

    Trên bãi sông đất mỡ màng do phù sa bồi đắp.

  • D.

    Ven chân núi, trên một cao nguyên rộng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại phần đầu văn bản

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn trích Hai cây phong, làng Ku-ku-rêu nằm ở ven chân núi, trên một cao nguyên rộng.

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung dưới đây nằm ở phần nào trong quy trình viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lẽ.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Đáp án

Thân bài

Lời giải chi tiết :

Nội dung trên nằm ở phần thân bài.

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên được NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2018, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên được NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2018.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (nghĩa chuyển: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).

-> Hai nghĩa có liên quan đến nhau.

=> Nhận định trên là đúng.

Câu 8 :

Từ đồng âm là gì?

  • A.

    Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

  • B.

    Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Câu 9 :

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

  • A.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

  • B.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

  • C.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh.

  • D.

    Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

Xây dựng tình huống truyện kịch tính

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa 

Đáp án

Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa 

Lời giải chi tiết :

Tất cả các thông điệp trên đều phù hợp với văn bản.

Câu 11 :

Dấu chấm phẩy được kí hiệu là gì?

  • A.

    .

  • B.

  • C.

     ;

  • D.

     :

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dấu chẩm phẩy “;”

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

 Từ “ngân khố” trong câu sau được hiểu là gì?

Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ?

Tiền của người dân

Kho tiền của nhà nước

Tiền của quan lại

Đáp án

Kho tiền của nhà nước

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản và chú thích trong SGK

Lời giải chi tiết :

Từ “ngân khố” chỉ kho tiền của nhà nước.

Câu 13 :

Dấu chấm phẩy dùng để?

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

  • C.

    Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy được dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 14 :

Thuyết minh là gì?

  • A.

    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

  • B.

    Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó

  • C.

    Trình bày diễn biến một vụ việc

  • D.

    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của đối tượng.

Câu 15 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Văn bản Và tôi nhớ khói viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Văn bản viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 16 :

Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, người em trai hiện lên là một người như thế nào?

  • A.

    Nghịch ngợm, vui vẻ

  • B.

    E dè, lạ lùng

  • C.

    Hung dữ, nóng nảy

  • D.

    Vui tính, hoạt bát

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính cách: E dè, lạ lùng, không giống những đứa trẻ khác.

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Trong văn thơ, từ đồng âm thường được dùng phổ biến để chơi chữ

Câu 18 :

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bao gồm mấy phần?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn bao gồm ba phần:

- Mở đoạn

- Thân đoạn

- Kết đoạn

Câu 19 :

Đỗ Bích Thúy quê ở đâu?

  • A.

    Hà Giang

  • B.

    Thanh Hóa

  • C.

    Nghệ An

  • D.

    Quảng Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quê hương: Hà Giang

Câu 20 :

Con gái của mẹ là văn bản thuộc thể loại?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Hồi ký

  • C.

    Bản tin

  • D.

     Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Con gái của mẹ là văn bản thuộc thể loại bản tin.

Câu 21 :

Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

  • B.

    Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • C.

    Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • D.

    Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại chi tiết nói về miền đất trước mắt người kể

Lời giải chi tiết :

Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ là sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện.

Câu 22 :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?

  • A.

    Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện

  • B.

    Giới thiệu tóm tắt về sự kiện

  • C.

    Nêu nhân vật có trong sự kiện

  • D.

    Cả ba phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò giới thiệu tóm tắt về sự kiện.

Câu 23 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

       Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm ; nữ chính : đức hạnh, nết na ; nữ lệch : lẳng lơ, bạo dạn ; mụ ác : tàn nhẫn, độc địa.

(Ngữ văn 7 Tập 2)

  • A.

    Kết thúc một câu

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

  • C.

    Thông báo lời hội thoại

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy trong câu trên có tác dụng đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 24 :

Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung

  • A.

    Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

  • B.

    Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

  • C.

    Bảo đảm tính xác thực

  • D.

    Cả A, B, C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các phương án trên đều là đáp án đúng.

Câu 25 :

Đâu là năm sinh của Mark Victor Hansen?

  • A.

    1945

  • B.

    1946

  • C.

    1947

  • D.

    1948

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mark sinh năm 1948

Câu 26 :

Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên là tác phẩm của nước nào?

  • A.

    Anh

  • B.

    Pháp

  • C.

    Mỹ

  • D.

    Nga

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đây là sáng tác của nước Mỹ.

Câu 27 :

Nhà văn Ai – ma – tốp là người nước nào?

  • A.

    Nga

  • B.

    Bồ Đào Nha

  • C.

    Cư – rơ – gư – xtan

  • D.

    Phần Lan

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm và từ đa nghĩa là một loại từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Từ đồng âm và từ đa nghĩa là 2 loại từ hoàn toàn khác nhau.

Câu 29 :

Đoạn trích Hai cây phong trong sách giáo khoa được trích từ phần nào của truyện?

  • A.

    Phần đầu

  • B.

    Phần giữa

  • C.

    Phần cuối

  • D.

    Phần đề tựa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.

Câu 30 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Từ những câu nói sử dụng từ đồng âm, em suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 31 :

Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

  • A.

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)

  • B.

    Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị (Đỗ Bích Thúy)

  • C.

    Con muốn làm một cái cây. (Võ Thu Hương)

  • D.

    Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau. (Phạm Thị Ngọc Diễm)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ các ví dụ đã cho

Lời giải chi tiết :

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập thể hiện trước sau theo thời gian vì câu này tái hiện lại thứ tự xuất hiện các triều đại phong kiến của Việt Nam.

Câu 32 :

Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

  • C.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn trên 

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy trong câu văn trên được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 33 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các từ ngữ sau theo thứ tự đúng để hoàn thành định nghĩa: Trình bày ý kiến về một vấn đề là...

nêu lên những suy nghĩ, nhận xét;

người viết 

để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình

đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể

Đáp án

người viết 

nêu lên những suy nghĩ, nhận xét;

đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể

để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình

Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

Câu 34 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

 Câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?

Con gái bé bỏng của mẹ kiên cường và mạnh mẽ như một nhành xương rồng trồi lên mọi thiếu thốn, khô khát.

So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Liệt kê

Đáp án

So sánh

Ẩn dụ

Liệt kê

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, liệt kê:

- So sánh: con gái mạnh mẽ như xương rồng.

- Ẩn dụ: xương rồng ẩn dụ cho những loài mạnh mẽ, chịu khó.

- Liệt kê: kiên cường và mạnh mẽ; thiếu thốn và khô khát.

Câu 35 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Mark và Jack đều là người nước Mỹ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Các tác giả trên đều là người nước Mỹ.

Câu 36 :

Từ mượn là từ như thế nào?

  • A.

    Do nhân dân tự sáng tạo ra

  • B.

    Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

  • C.

    Được xuất hiện trong từ điển

  • D.

    Không có trong từ điển

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài

Câu 37 :

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm

  • A.

    Đồng sức đồng lòng

  • B.

    Chung lưng đấu cật

  • C.

    Bằng mặt nhưng không bằng lòng

  • D.

    Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chung lưng đấu cật không chứa từ đồng âm

Câu 38 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

Tìm ý

Lập dàn ý

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Đáp án

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

Tìm ý

Lập dàn ý

Xem lại và chỉnh sửa

Rút kinh nghiệm

Lời giải chi tiết :

Thứ tự sắp xếp:

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

- Tìm ý

- Lập dàn ý

- Xem lại và chỉnh sửa

- Rút kinh nghiệm

Câu 39 :

Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói xuất hiện ở đâu?

  • A.

    Trong căn bếp của mỗi nhà

  • B.

    Trên cánh đồng

  • C.

    Trong khoảng không mênh mông

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói xuất hiện mọi nơi trong bản làng của tác giả.

Câu 40 :

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

  • A.

    Chuyện cổ nước mình

  • B.

    Mây và sóng

  • C.

    Những cánh buồm

  • D.

    Hoa bìm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em nhớ lại nội dung các bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Những cánh buồm là bài thơ viết về tình phụ tử => có thể viết đoạn văn trình bày cảm xúc về tình phụ tử trong bài thơ này.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.