Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 2

Tải về

Câu 1: Nét nổi bật của tình hình xã hội dưới triều Nguyễn là gì? A. Xảy ra nhiều cuộc nổi dậy chống lại ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến. B. Xảy ra hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình nhà Nguyễn. C. Một số giai cấp, tầng lớp mới được hình thành. D. Xã hội ổn định và phát triển.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Nét nổi bật của tình hình xã hội dưới triều Nguyễn là gì?

A. Xảy ra nhiều cuộc nổi dậy chống lại ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến.

B. Xảy ra hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình nhà Nguyễn.  

C. Một số giai cấp, tầng lớp mới được hình thành.

D. Xã hội ổn định và phát triển.

Câu 2: Một trong những bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Nguyễn là

A. chính quyền vua Lê – chúa Trịnh đã được phục hồi.

B. nội bộ triều đình Tây Sơn mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.

C. vua Quang Trung đồng ý nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.

D. Nguyễn Ánh đã điều đình với triều đình Tây Sơn.

Câu 3: Tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” do ai biên soạn?

A. Trịnh Hoài Đức.

B. Phan Huy Chú.

C. Phan Huy Ích.

D. Ngô Cao Lăng.

Câu 4: (ID: 659075) Nghề thủ công nào mới xuất hiện dưới thời Nguyễn?

A. Khai mỏ.

B. Làm giấy.

C. Đóng thuyền.

D. In tranh dân gian.

Câu 5: Tháng 4 – 1882, lịch sử Việt Nam ghi nhận sự kiện nào sau đây?

A. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Trương Định phát động nhân dân Nam Kì đánh Pháp.

C. Nguyễn Trung Trực dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.

D. Nguyễn Tri Phương đánh tan quân Pháp xâm lược.

Câu 6: Sự kiện nào mở đầu cho quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.

B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.

C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.

D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

Câu 7: Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Đinh Công Tráng.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 8: Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Trương Định.

B. Phan Thanh Giản.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Lộ Trạch.      

Câu 9: Nét nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

A. Kinh tế có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

B. Ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh.

C. Kinh tế phát triển chậm, lạc hậu và ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền.

Câu 10: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

Đố ai qua Nhật, sang Tàu

Soạn thành Huyết lệ Lưu Cầu Tân thư

Hô hào vận động Đông Du

Kết đoàn với các sĩ phu khắp miền?”

A. Phan Châu Trinh.

B. Lương Văn Can.

C. Phan Bội Châu.

D. Lương Ngọc Quyến.

Câu 11: Diện tích của Biển Đông khoảng

A. 3,44 triệu km2.

B. 3,6 triệu km2.

C. 3,66 triệu km2.

D. 3,56 triệu km2.

Câu 12: Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển nào sau đây?

A. Biển Đông.

B. Biển Đỏ.

C. Biển Chết.

D. Biển Đen.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng đặc quyền kinh tế nước ta?

A. Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của vùng là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Câu 14: Ba đảo lớn nhất nước ta là

A. Phú Quốc, Phú Quý, Lý Sơn.

B. Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu.

C. Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà.

D. Phú Quý, Cát Bà, Cái Bầu.

Câu 15: Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi

A. theo mùa.

B. theo độ muối.

C. theo hướng chảy.

D. theo cường độ.

Câu 16: Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

A. Du lịch, ngư nghiệp.

B. Khai thác khoáng sản biển, ngư nghiệp.

C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.

D. Nông – lâm nghiệp.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm của sinh vật biển ở Việt Nam?

A. Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.       

B. Vùng triều ven bờ có nhiều bãi cát dài, phong cảnh đẹp, trù phú.

C. Các loài sinh vật chủ yếu di cư từ phía Nam lên, các loài xích đạo chiếm ưu thế.

D. Tài nguyên sinh vật biển Việt Nam đa dạng phong phú, chủ yếu có nguồn gốc ôn đới.

Câu 18: Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở

A. vùng biển phía tây Thái Bình Dương.

B. vùng biển phía đông Thái Bình Dương.

C. vùng biển phía tây Đại Tây Dương.

D. vùng biển phía đông Đại Tây Dương.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.

B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.

D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

Câu 20: Quốc gia nào sau đây không có vùng biển ở Vịnh Thái Lan?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Cam-pu-chia.

D. Trung Quốc.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 21: Cho đoạn tư liệu sau:

“Phàm quan châu, huyện không báo rõ cho thượng ti biết về tình hình thường dân bị bệnh tật khổ sở, khiến dân không biết kêu ca vào đâu thì [quan lại sở tại ấy] bị cách chức vĩnh viễn (không dùng lại). Nếu đã bảo lên mà thượng ti không tiếp chuẩn đề đạt thì [thượng ti] bị cách chức”.

(Nguyễn Q. Thắng, Lược khảo Hoàng Việt luật lệ (Tìm hiểu Luật Gia Long), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2002, tr.150)

a) Luật Gia Long quy định quan địa phương phải báo cáo khi dân bị bệnh tật, khổ sở.

b) Nếu dân bị bệnh tật mà không ai báo cáo, thì chỉ người dân bị trách phạt, không liên quan đến quan lại.

c) Quan thượng ti sẽ không bị xử lý nếu không tiếp nhận đề đạt từ cấp dưới.

d) Luật Gia Long thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với đời sống nhân dân thông qua việc xử phạt nghiêm khắc quan lại vô trách nhiệm.

Câu 22: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Địa hình ven biển nước ta khá đa dạng, bao gồm: các tam giác châu, các bãi cát, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,... Địa hình thềm lục địa Việt Nam nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan; thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

a) Địa hình ven biển nước ta chỉ bao gồm các bãi cát và cồn cát.

b) Thềm lục địa Việt Nam có đặc điểm chung là nông và mở rộng trên toàn bộ chiều dài bờ biển.       

c) Vì thềm lục địa của Việt Nam mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, nên đây là khu vực có tiềm năng cao trong việc khai thác tài nguyên biển.

d) Sự đa dạng của địa hình ven biển Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các hệ sinh thái biển và các hoạt động kinh tế biển khác nhau.

PHẦN III. TỰ LUẬN

Câu 23: Nêu nguyên nhân đề xuất và nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước vào nửa cuối thế kỉ XIX. 

Câu 24: Có ý kiến cho rằng “Biển đảo là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng của nước ta”. Em hãy chứng minh điều đó.

----- HẾT -----

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Cách giải:

Nét nổi bật của tình hình xã hội dưới triều Nguyễn là Xảy ra hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình nhà Nguyễn.

Chọn B.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Sự thành lập vương triều Nguyễn.

Cách giải:

Năm 1792, vua Quang Trung qua đời, triều Tây Sơn mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu.

=> Một trong những bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của nhà Nguyễn là nội bộ triều đình Tây Sơn mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.

Chọn B.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung Sự phát triển của văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Cách giải:

“Lịch triều hiến chương loại chí” do Phan Huy Chú biên soạn.

Chọn B.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Sự phát triển của văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Cách giải:

Nghề in tranh mới xuất hiện dưới thời Nguyễn với nhiều làng nghề nổi tiếng, như: làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế), ...

Chọn D.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884).

Cách giải:

Tháng 4 – 1882, lịch sử Việt Nam ghi nhận sự kiện Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.

Chọn A.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Cuộc kháng chiến Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862).

Cách giải:

Sự kiện nào mở đầu cho quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đó là Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

Chọn D.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX.

Cách giải:

Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là Nguyễn Trường Tộ.

Chọn C.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX.

Cách giải:

Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là Nguyễn Lộ Trạch.

Chọn D.

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức đã học.

Cách giải:

Nét nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là Kinh tế phát triển chậm, lạc hậu và ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Chọn C.

Câu 10 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.

Cách giải:

- Câu đố dân gian trên đề cập đến chí sĩ Phan Bội Châu:

+ Trong những năm 1905 - 1925, Phan Bội Châu đã hoạt động yêu nước sôi nổi, bôn ba nhiều nơi như: Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc.

+ “Lưu cầu huyết lệ tân thư” được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1903.

+ Phong trào Đông du của Hội Duy tân gắn với tên tuổi của Phan Bội Châu.

Chọn C.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển Đảo Việt Nam.

Cách giải:

Với diện tích khoảng 3,44 triệu km2, Biển Đông lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới.

Chọn A.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển Đảo Việt Nam.

Cách giải:

Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2.

Chọn A.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển Đảo Việt Nam.

Cách giải:

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Chọn D.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

Ba đảo lớn nhất nước ta (diện tích trên 100 km2) là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ.

Chọn B.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

Chọn A.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, ngư nghiệp.

Chọn A.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.

Chọn A.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng còn do nhiều nguyên nhân khác: nư cầu thị trường, cơ sở ngành nuôi trồng phát triển mạnh mẽ,…

Chọn A.

Câu 20 (VDC):

Phương pháp:

Liên hệ kiến thức Biển Đảo Việt Nam.

Cách giải:

Vịnh Thái Lan được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a.

Chọn D.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Đúng, đoạn tư liệu ghi rõ “phàm quan châu, huyện không báo rõ... thì bị cách chức vĩnh viễn”, cho thấy trách nhiệm báo cáo là bắt buộc.

b) Sai, quan lại không báo thì bị cách chức vĩnh viễn. Dân là nạn nhân, không bị trách phạt trong quy định này.

c) Sai, tư liệu ghi rõ: “Nếu đã bảo lên mà thượng ti không tiếp chuẩn đề đạt thì [thượng ti] bị cách chức”, cho thấy trách nhiệm cũng thuộc về cấp trên.

d) Đúng, quy định cách chức vĩnh viễn cả quan địa phương lẫn thượng ti nếu không làm tròn trách nhiệm là biểu hiện rõ sự quan tâm đến nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm trong bộ máy quản lý.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào đoạn thông tin và nội dung về đặc điểm địa hình vùng biển đảo Việt Nam.

Cách giải:

a) Sai. Địa hình ven biển nước ta khá đa dạng, bao gồm: các tam giác châu, các bãi cát, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

b) Sai. Địa hình thềm lục địa Việt Nam nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan; thu hẹp ở khu vực miền Trung.

c) Đúng. Các khu vực thềm lục địa rộng lớn thường có tiềm năng khai thác tài nguyên biển phong phú, bao gồm dầu khí, khoáng sản và các nguồn tài nguyên sinh vật biển → Vì vậy, có thể suy ra rằng những khu vực thềm lục địa mở rộng có tiềm năng cao trong việc khai thác tài nguyên biển.

d) Đúng. Các dạng địa hình ven biển khác nhau sẽ tạo ra các môi trường sống khác nhau. Ví dụ, các tam giác châu với vùng nước lợ là nơi cư trú của các loài sinh vật đặc trưng, các vũng vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, các bãi cát phát triển du lịch biển,... Là điều kiện để phát triển các hoạt động kinh tế biển như nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,... => Địa hình ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng sinh học và kinh tế biển.

PHẦN III. TỰ LUẬN

Câu 23 (NB):

Phương pháp:

Trình bày.

Cách giải:

*Nguyên nhân đề xuất

- Chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dânPháp.

- Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Namcó điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trần, đề nghị cải cách.

* Nội dung cải cách

- Nguyễn Trường Tộ: Từ năm 1863 đến năm 1871, đã gửi lên triều đình nhiều bảnđiều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đồn vô bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Trần Đình Túc, Pham Huy Tế, Đinh Văn Điền: Năm 1868, đề nghị mở cửa; Năm 1868, đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

- Viện Thương Bạc: Năm 1873, đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương.

- Nguyễn Lộ Trạch: Gửi các bản "Thời vụ sách" (thượng và hạ) lên vua Tự Đứcvào các năm 1877, 1882, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biển đảo Việt Nam; Liên hệ.

Cách giải:

Biển đảo là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng của nước ta do:

- Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao.

+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2 000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao, cùng nhiều loài động vật khác như tôm, mực, hải sâm,...

+ Năm 2019, vùng biển Việt Nam có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn, bao gồm cả các loài rong biển ven bờ được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.

- Tài nguyên du lịch: bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Cát Bà, Phú Quốc,...

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể trong vùng thềm lục địa như bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Trường Sa và Hoàng Sa,…

+ Các khoáng sản bao gồm 35 loại, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển, bao gồm ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,... Băng cháy là loại khoáng sản có tiềm năng sử dụng lớn.

- Vùng biển nước ta có điều kiện để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 3

    Câu 1: Nhân vật lịch sử nào dưới đây có công thành lập triều Nguyễn (1802)? A. Nguyễn Hoàng. B. Nguyễn Huệ. C. Nguyễn Kim. D. Nguyễn Ánh.

  • Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 1

    Câu 1: Với cuộc Cải cách Minh Mạng, cả nước được phân chia thành các đơn vị hành chính thế nào? A. Đất nước được chia thành Bắc đạo, Nam đạo và Tây đạo. B. Đất nước được chia thành Bắc Thành, Gia Định Thành và phủ Thừa Thiên. C. Đất nước được chia làm 29 tỉnh và phủ Thừa Thiên. D. Đất nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí