Đề thi học kì 2 Lịch sử và địa lí 7 KNTT - Đề số 2

Tải về

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là? A. Đại Việt

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là

A. Đại Việt

B. Đại Nam

C. Đại Ngu

D. Đại Cồ Việt

Câu 2: Công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long (Hà Nội) thời Lý là

A. Khuê Văn Các

B. Thành Tây Đô

C. Chùa Một Cột

D. Chùa Thiên Mụ

Câu 3: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền

B. Chế độ chiếm hữu nô lệ

C. Chế độ phong kiến phân quyền

D. Chế độ cộng hoà

Câu 4: Trận đánh quyết định của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất là

A. Như Nguyệt

B. Chương Dương

C. Đông Bộ Đầu

D. Bạch Đằng

Câu 5: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hoá) gắn với sự kiện nào?

A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly.

B. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.

C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ.

Câu 6: Quân đội nhà Lý được chia làm những bộ phận nào?

A. Quân các lộ và quân các phủ.

B. Cấm quân và quân địa phương.

C. Quân của 24 lộ.

D. Quân triều đình và quân cấm.

Câu 7: Vì sao nhà Tống quyết tâm xâm lược Đại Việt?

A. Do sự xúi giục của Cham - pa.

B. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu - Hạ ở biên cương.

C. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

D. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong nghệ thuật đánh giặc.

Câu 9: So với bộ máy nhà nước thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô.

C. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn.

D. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn.

Câu 10: Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai?

A. Đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù

B. Chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc

C. Đề cao uy tín của các bậc tiền bối

D. Động viên toàn dân tham gia đánh giặc

Câu 11: Những cuộc đại phát kiến địa lí được tiến hành bởi các nhà hàng hải của

A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

B. Pháp và Ấn Độ.

C. Mỹ và Bồ Đào Nha.

D. Anh và Pháp.

Câu 12: Trong hành trình của mình, C. Cô-lôm-bô có ý định sang châu Á qua

A. Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. cực Nam châu Phi.

Câu 13: Địa hình lục địa Ô-xtrây-Ii-a, từ tây sang đông lần lượt là:

A. vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng – vùng núi.

B. vùng núi – vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng.

C. vùng đồng bằng – vùng núi – vùng sơn nguyên.

D. vùng sơn nguyên – vùng núi – vùng đồng bằng.

Câu 14: Đới khí hậu chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là

A. khí hậu cận xích đạo.

B. khí hậu nhiệt đới.

C. khí hậu cận nhiệt đới.

D. khí hậu ôn đới.

Câu 15: Thành phần dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Ô-xtrây-li-a có nguồn gốc gì?

A. Châu Á.       

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.       

D. Thổ dân, cư dân đảo.

Câu 16: Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là gì?

A. Cá voi xanh.

B. Hải cẩu.

C. Hải báo.

D. Chim cánh cụt.

Câu 17: Mục đích cơ bản của Hiệp ước Nam Cực là

A. để thăm dò và khai thác tài nguyên.

B. để chiếm lãnh thổ.

C. vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.

D. để tiến hành hoạt động du lịch.

Câu 18: Ai là người tìm ra châu Mỹ đầu tiên:

A. Cri- xtop Cô-lôm-bộ.

B. Ma-gien-lăng.

C. David.

D. Michel Owen.

Câu 19: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ là

A. cận xích đạo.

B. xích đạo.

C. nhiệt đới.

D. cận nhiệt.

Câu 20: Phần lớn diện tích rừng Amadôn thuộc địa phận quốc gia nào?

A. Bolivia.

B. Peru.

C. Brazil.

D. Venezuela.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 21: Cho đoạn tư liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Sứ giả nhà Nguyên là Chu Đạt Quan từng đến Chân Lạp vào khoảng thế kỉ XIII đã miêu tả vùng đất Nam Bộ: “Tư” chỗ vào Chân Bồ (nay thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, dây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm”.

(Chân Lạp phong thổ kí, Chu Đạt Quan)

A. Vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XIII có cảnh quan rừng rậm, sông dài, cảng rộng và nhiều chim muông.B. Theo Chu Đạt Quan, phần lớn đất Nam Bộ thời đó đã được khai phá thành ruộng đồng, dân cư sinh sống đông đúc.

C. Miêu tả của Chu Đạt Quan cho thấy vào thế kỷ XIII, điều kiện tự nhiên ở vùng Nam Bộ chưa thuận lợi cho phát triển đô thị tập trung.

D. Tư liệu của Chu Đạt Quan phản ánh phần nào mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở Nam Bộ thế kỷ XIII là hài hòa và khai thác hợp lý môi trường.

Câu 22: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa hình chính: vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây và vùng đất thấp trung tâm. Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển. Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: Hoang mạc Lớn, Vích-to-ri-a Lớn và Ghíp-sơn. Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ác-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây – Đác-linh ở phía nam.

a) Lục địa Ô-xtrây-li-a chỉ có hai khu vực địa hình chính.

b) Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a nằm ở phía đông, là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu.

c) Vùng cao nguyên phía tây của Ô-xtrây-li-a là khu vực có khí hậu khô hạn do sự tồn tại của các hoang mạc lớn.

d) Vùng đất thấp trung tâm của Ô-xtrây-li-a có địa hình bằng phẳng và là khu vực thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23: Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhà Trần, em ấn tượng với nhân vật lịch nào nhất? Đưa ra ba điều ấn tượng của em về nhân vật đó.

Câu 24: Vì sao các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, sự thành lập nhà Đinh.

Cách giải:

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Chọn D.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung thành tựu văn hoá.

Cách giải:

Công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long (Hà Nội) thời Lý là Chùa Một Cột.

Chọn C.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung tình hình chính trị nhà Trần.

Cách giải:

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

Chọn A.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất.

Cách giải:

Trận đánh quyết định của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất là Đông Bộ Đầu.

Chọn C.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lý 7, nội dung cải cách Hồ Quý Ly.

Cách giải:

Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hoá) gắn với sự kiện Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lý, nội dung tình hình chính trị.

Cách giải:

Quân đội nhà Lý được chia làm những bộ phận Cấm quân và quân địa phương.

Chọn B.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Nhà Tống quyết tâm xâm lược Đại Việt vì khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu - Hạ ở biên cương.

Chọn B.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Cách giải:

* Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân quân xâm lược Mông – Nguyên:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong nghệ thuật đánh giặc

Chọn A.

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

- Nhà Ngô:

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (chính trị, ngoại giao, quân sự).

+ Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử.

- Nhà Tiền Lê:

+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự.

+ Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng).

+ Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.

+ Về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

=> So sánh: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, có quy củ hơn.

Chọn D.

Câu 10 (VD):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng tại Thăng Long.

+ Thành phần: các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước

+ Mục đích: bàn cách đánh giặc.

=> Việc chưng cầu ý kiến của các bậc phụ lão cho thấy: nhà Trần rất tôn trọng các bậc phụ lão, họ là những người đi trước và có kinh nghiệm.

- Tác dụng:

+ Động viên toàn dân tham gia đánh giặc, trai tráng lên đường ra trận, nhân dân tích cực sản xuất để cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc kháng chiến.

+ Thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc, trên dưới một lòng. Trong Hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.

Chọn D.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, chủ đề chung 1.

Cách giải:

Những cuộc đại phát kiến địa lí được tiến hành bởi các nhà hàng hải của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Chọn A.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, chủ đề chung 1.

Cách giải:

Trong hành trình của mình, C. Cô-lôm-bô có ý định sang châu Á qua Đại Tây Dương.

Chọn C.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

Kiến thức bài học:  Châu Đại Dương.

Cách giải:

Địa hình lục địa Ô-xtrây-Ii-a, từ tây sang đông lần lượt là: vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng – vùng núi.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

Kiến thức bài học:  Châu Đại Dương.

Cách giải:

Đới khí hậu chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là khí hậu nhiệt đới.

Chọn B.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Đại Dương.

Cách giải:

Thành phần dân cư chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Ô-xtrây-li-a có nguồn gốc từ châu Âu.

Chọn C.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Nam Cực.

Cách giải:

Loài vật được coi là biểu tượng của châu Nam Cực là chim cánh cụt. Chim cánh cụt là loài chim không biết bay, sống bày đàn và sống nhờ ăn nguồn tôm, cá, các sinh vật phù du dồi dào ở các biển bao quanh.

Chọn D.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Nam Cực.

Cách giải:

Mục đích cơ bản của Hiệp ước Nam Cực là vì hoà bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.

Chọn C.

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.

Cách giải:

Châu Mỹ được nhà thám hiểm Cô-lôm-bô phát hiện ra đầu tiên sau một chuyến thám hiểm cùng đoàn thủy thủ của mình.

Chọn A.

Câu 19 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.

Cách giải:

Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ là cận xích đạo.

Chọn A.

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.

Cách giải:

Phần lớn diện tích rừng Amadôn thuộc địa phận Brazil.

Chọn C.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai 

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Đúng, theo tư liệu, Chu Đạt Quan miêu tả rất rõ về cảnh rừng cây rậm, sông dài, cảng rộng và tiếng chim muông, nên đây là nhận định đúng và dễ xác định.

b) Sai, tư liệu cho thấy phần lớn khu vực là rừng rậm, chỉ đến giữa cảng mới có ruộng, chưa hề nói đến việc khai phá rộng rãi hay dân cư đông đúc.

c) Đúng, tư liệu cho thấy vùng đất này chủ yếu là rừng rậm, cổ thụ, dây leo um tùm, chỉ có một phần là ruộng đồng, hầu như không đề cập đến công trình xây dựng hay dân cư đông đúc. Điều đó cho thấy điều kiện tự nhiên khi đó còn hoang sơ, chưa thích hợp để hình thành các đô thị lớn.

d) Sai, tư liệu chủ yếu mô tả vùng thiên nhiên còn hoang dã, nhiều trâu rừng, cây cối rậm rạp, cho thấy con người chưa khai thác sâu rộng hoặc làm chủ được môi trường. Do đó, chưa thể nói có mối quan hệ hài hòa, khai thác hợp lý - đây mới là giai đoạn con người bắt đầu tiếp cận và khai phá thiên nhiên.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào đoạn thông tin và đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương (phần địa hình và khoáng sản).

Cách giải:

a) Sai. Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa hình chính: vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây và vùng đất thấp trung tâm.

b) Đúng. Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a nằm ở phía đông, là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

c) Sai. Các hoang mạc hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp => Vùng cao nguyên phía tây của Ô-xtrây-li-a là khu vực có khí hậu khô hạn do vị trí, địa hình, tác động của dòng biển lạnh.

d) Sai. Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ác-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây – Đác-linh ở phía nam. Tuy vùng châu thổ sông Mơ-rây – Đác-linh ở phía nam thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng bồn địa Ác-tê-di-an Lớn lại là khu vực trũng, khô hạn, không thuận lợi phát triển nông nghiệp. Vì vậy, không thể khẳng định toàn bộ vùng đất thấp trung tâm là thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23 (VDC):

Phương pháp:

Trình bày quan điểm.

Cách giải:

Yêu cầu:

- HS lựa chọn nhân vật lịch sử nhà Trần mà HS ấn tượng nhất.

- HS đưa ra 3 điều ấn tượng về nhân vật lịch sử đó. (Ví dụ ấn tượng về tính cách, tài năng…)

- HS trình bày rõ ràng, rành mạch, logic.

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Đại Dương.

Cách giải:

* Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương vì:

- Các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm điều hòa.

- Mưa nhiều nên rừng rậm xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo và quần đảo thành “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí