Đề thi học kì 2 Lịch sử và địa lí 7 KNTT - Đề số 1

Tải về

Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở? A. Hoa Lư

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở

A. Hoa Lư

B. Thăng Long

C. Cổ Loa

D. Vạn Xuân

Câu 2: Đâu không phải loại hình văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta thời Lý?

A. Chèo

B. Múa rối nước

C. Đua thuyền

D. Hát xẩm

Câu 3: Tên gọi nước ta thời Lý – Trần là

A. Đại Việt

B. Đại Cổ Việt

C. Đại Ngu

D. Đại La

Câu 4: Trong đợt phản công quân Nguyên lần 2 (từ tháng 5 - 1285), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi lớn ở

A. Đông Bộ Đầu và Tây Kết

B. Tây Kết, Hàm Tử và Chi Lăng – Xương Giang

C. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương và Thăng Long (Hà Nội)

D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Thiên Trường (Nam Định)

Câu 5: Tướng giặc nào phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước?

A. Ngột Lương Hợp Thai

B. Thoát Hoan

C. Toa Đô

D. Ô Mã Nhi

Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981?

A. thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

B. Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa.

C. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

D. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.

Câu 7: Hằng năm, các vua Lý về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang

D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình

Câu 8: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là

A. chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

B. chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C. chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

D. chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.

Câu 9: Nhận xét nào dưới đây đúng và đầy đủ nhất về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng bước đầu thể hiện ý thức tự chủ, độc lập của dân tộc.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài, học tập theo mô hình nhà Hán.

C. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan do các tướng lĩnh nắm giữ.

D. Tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhưng chưa thể hiện ý thức tự chủ.

Câu 10: Ý nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?

A. Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”

B. Hăng hái tổ chức các đội dân binh

C. Phối hợp chiến đấu cùng quân triều đình.

D. Được nhà Trần trang bị vũ trang để đánh giặc.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc đại phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI?

A. Yêu cầu cần phải tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

B. Do nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu và các thị trường mới.

C. Nhờ có những bước tiến quan trọng của khoa học và kĩ thuật.

D. Con đường giao lưu, buôn bản truyền thống đã bị cản trở.

Câu 12: Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán giữa châu Âu và châu Á bị

A. cắt đứt do chiến tranh

B. người Thổ chiếm giữ.

C. tàn phá do thiên tai.

D. người Tuốc chiếm giữ.

Câu 13: Lục địa Ô-xtrây-li-a có vị trí địa lí

A. nằm ở phía đông nam Đại Tây Dương, thuộc bán cầu Nam.

B. nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương, thuộc bán cầu Nam.

C. nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.

D. nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.

Câu 14: Vùng đảo châu Đại Dương có vị trí địa lí

A. nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương.

B. nằm ở phía đông nam Đại Tây Dương.

C. nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương,

D. nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.

Câu 15: Dân số Ô-xtrây-li-a tăng chủ yếu là do

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. Nhập cư.

C. Quy mô dân số lớn.

D. Tuổi thọ cao.

Câu 16: Băng hiện nay ở Nam Cực có xu hướng

A. mỏng dần.

B. dày thêm.

C. mở rộng về phía Xích đạo.

D. mở rộng về phía cực Nam.

Câu 17: Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm nào?

A. 1957.

B. 1958.

C. 1959.

D. 1960.

Câu 18: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Mỹ.

C. Châu Đại Dương.

D. Châu Phi.

Câu 19: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam của Trung và Nam Mỹ thể hiện rõ nét ở

A. thời thiết và nhiệt độ.

B. khí hậu và cảnh quan.

C. thực vật và động vật.

D. rừng và cảnh quan.

Câu 20: Rừng Amazon có vai trò gì?

A. Lá phổi xanh của Trái Đất.

B. Dự trữ sinh quyển.

C. Tiền năng phát triển kinh tế.

D. Tất cả các đáp án trên.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 21: Cho đoạn tư liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Lê Lợi từng nói với các tướng sĩ: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người; nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức... Nếu để hả nỗi giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đòi sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”.

(Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)

a) Lê Lợi tha mạng cho kẻ đầu hàng vì lo sợ kẻ thù sẽ nổi dậy trả thù sau này.

b) Tư tưởng “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” của Nguyễn Trãi cũng thể hiện nhất quán với quan điểm của Lê Lợi trong đoạn trích.

c) Tư tưởng của Lê Lợi thể hiện quan điểm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên cảm xúc cá nhân và lợi ích quân sự trước mắt.

d) Tư tưởng “tha kẻ đã hàng” của Lê Lợi đi ngược với quan điểm truyền thống thời trung đại, vốn đề cao trừng trị để củng cố uy quyền.

Câu 22: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Ô-xtrây-li-a có dân số không đông, tỉ lệ gia tăng và mật độ dân số thấp. Năm 2019, Ô-xtrây-li-a có khoảng 25,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,2%, mật độ dân số 3 người/km². Dân cư phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam. Ô-xtrây-li-a có mức độ đô thị hoá cao với tỉ lệ dân đô thị khoảng 86%.

a) Phần lớn dân cư Ô-xtrây-li-a sinh sống ở thành phố.

b) Phần lớn dân cư Ô-xtrây-li-a phân bố tập trung ở khu vực nội địa có địa hình cao nguyên và hoang mạc.

c) Ô-xtrây-li-a là quốc gia có mật độ dân số khá cao.

d) Mức độ đô thị hóa cao ở Ô-xtrây-li-a có thể tạo ra sự tương phản rõ rệt về mật độ dân số giữa các vùng ven biển và các vùng nội địa.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23: Nhận xét về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên dưới thời Trần, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi và cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Em có nhận xét gì về ý kiến trên?

Câu 24: Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, những nét chính về thời Ngô.

Cách giải:

Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (nay là Đông Anh, Hà Nội).

Chọn C.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung thành tựu văn hoá.

Cách giải:

Hát xẩm không phải loại hình văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta thời Lý.

Chọn D.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung sự thành lập của nhà Trần.

Cách giải:

Tên gọi nước ta thời Lý – Trần là Đại Việt.

Chọn A.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai.

Cách giải:

Trong đợt phản công quân Nguyên lần 2 (từ tháng 5 - 1285), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương và Thăng Long (Hà Nội).

Chọn C.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai.

Cách giải:

Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước.

Chọn B.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Cách giải:

Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981.

Chọn B.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Hằng năm, các vua Lý về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

Chọn A.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Cách giải:

A loại vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938 chống quân Nam Hán không thuộc giai đoạn kháng chiến chống Mông – Nguyên.

B loại vì chiến thắng Như Nguyệt năm 1075 thuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

C chọn vì chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 được ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

D loại vì chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 thuộc kháng chiến chống quân Minh thời Lê sơ, không thuộc giai đoạn kháng chiến chống Mông – Nguyên.

Chọn C.

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng bước đầu thể hiện ý thức tự chủ, độc lập của dân tộc là nhận xét đúng và đầy đủ nhất về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền.

Chọn A.

Câu 10 (VD):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Biểu hiện:

- Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

- Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải, tự vũ trang đánh giặc. Quân giặc lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.

- Ý chí quyết tâm đánh giặc được thể hiện Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).

- Toàn quân, toàn dân đều phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng trong khoảng thời gian ngắn.

Chọn D.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, chủ đề chung 1.

Cách giải:

Yêu cầu cần phải tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược là sai.

Chọn A.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, chủ đề chung 1.

Cách giải:

Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán giữa châu Âu và châu Á bị người Thổ chiếm giữ.

Chọn B.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

Kiến thức bài học:  Châu Đại Dương.

Cách giải:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có vị trí địa lí nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

Kiến thức bài học:  Châu Đại Dương.

Cách giải:

Vùng đảo châu Đại Dương có vị trí địa lí nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.

Chọn D.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Đại Dương.

Cách giải:

Dân số Ô-xtrây-li-a tăng chủ yếu là do nhập cư.

Chọn B.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Nam Cực.

Cách giải:

Băng hiện nay ở Nam Cực có xu hướng mỏng dần.

Chọn A.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Nam Cực.

Cách giải:

Hiệp ước Nam Cực được kí kết 1/12/1959.

Chọn C.

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.

Cách giải:

Tân thế giới là một tên gọi được sử dụng để chỉ châu Mỹ được sử dụng từ thế kỷ 16. Châu Mỹ vào thời điểm đó là hoàn toàn mới đối với người châu Âu, là những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.

Chọn B.

Câu 19 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.

Cách giải:

Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam của Trung và Nam Mỹ thể hiện rõ nét ở khí hậu và cảnh quan.

Chọn B.

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.

Cách giải:

Rừng Amazon là lá phổi xanh của Trái Đất, dự trữ sinh quyển, tiềm năng phát triển kinh tế.

Chọn D.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai 

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Sai, trong tư liệu không hề đề cập đến việc lo sợ kẻ thù trả thù, mà nhấn mạnh đến đạo lý, danh tiếng, và mục tiêu kết thúc chiến tranh. Ông hành xử dựa trên lý tưởng nhân nghĩa, không phải vì sợ hãi hay tính toán chiến thuật kiểu "được mất".

b) Đúng, cả hai quan điểm đều nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa, lấy lòng dân và đạo lý làm nền tảng cho chiến thắng. Đây là tư tưởng trung tâm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

c) Đúng, Lê Lợi ý thức rõ hậu quả lâu dài của việc giết kẻ đã đầu hàng (“mang tiếng với muôn đời”), nên ông chọn con đường nhân nghĩa – không vì cảm xúc hay mục tiêu quân sự ngắn hạn mà ảnh hưởng đến danh dự và hòa bình lâu dài => ông đặt lợi ích chung lên trên.

d) Đúng, trong bối cảnh trung đại, việc xử tử kẻ thù đầu hàng thường được xem là biện pháp răn đe, giữ kỷ cương. Tuy nhiên, Lê Lợi chọn cách tha thứ, đặt nhân nghĩa lên trên, thể hiện sự vượt lên lối tư duy cũ, hướng đến hòa hiếu và trị quốc an dân.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào đoạn thông tin và đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a.

Cách giải:

a) Đúng. Đoạn thông tin cho biết Ô-xtrây-li-a có tỉ lệ dân đô thị khoảng 86% → phần lớn dân cư sinh sống ở đô thị (thành phố).

b) Sai. Đoạn thông tin cho biết dân cư Ô-xtrây-li-a phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam, không phải ở vùng nội địa. Vùng nội địa thường có hoang mạc và điều kiện sống khắc nghiệt → dân cư thưa thớt.

c) Sai. Mật độ dân số ở Ô-xtrây-li-a chỉ đạt 3 người/km² - rất thấp so với mức trung bình thế giới.

d) Đúng. Đoạn tư liệu cho biết tỉ lệ dân đô thị ở Ô-xtrây-li-a rất cao (khoảng 86%) và dân cư phân bố chủ yếu ở các dải ven biển. Điều này ngụ ý rằng phần lớn dân số tập trung sinh sống ở các khu vực đô thị ven biển, dẫn đến mật độ dân số cao ở những khu vực này. Ngược lại, các vùng nội địa, không phải là nơi tập trung dân cư, sẽ có mật độ dân số rất thấp (do mật độ dân số trung bình của quốc gia này chỉ là 3 người/km² nên trong nội địa sẽ có nhiều khu vực mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước). Sự khác biệt rõ rệt về nơi cư trú này chắc chắn sẽ tạo ra sự tương phản lớn về mật độ dân số giữa các vùng ven biển và nội địa.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23 (VDC):

Phương pháp:

Phân tích, đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi, cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam Tống và Đại Lý đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ ba của Nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, thôn tính đế quốc Ả Rập cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm này và cho rằng những lời bình luận của Tự Đức là "ngớ ngẩn".

Câu 24 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Đại Dương.

Cách giải:

- Chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.

- Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Đông Ô-xtray-li-a nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông của dãy Đông Ô-xtray-li-a, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí