Đề thi học kì 2 Lịch sử và địa lí 7 KNTT - Đề số 3>
Tải vềDưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu? A. Cổ Loa
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1: Dưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu?
A. Cổ Loa
B. Đại La
C. Hoa Lư
D. Thăng Long
Câu 2: Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến trên
A. sông Cửu Long
B. sông Mã
C. sông Như Nguyệt
D. sông Cả
Câu 3: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?
A. Lực lượng càng đông càng tốt.
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.
D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.
Câu 4: Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
A. Các quan lại có uy tín
B. Các vương hầu, quý tộc
C. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân
D. Các bậc phụ lão có uy tín
Câu 5: Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách cải cách gì về tài chính?
A. Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu.
D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
Câu 6: Thời Lý, nhà nước cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động được gọi là chính sách gì?
A. Gửi lính về quê
B. Đảm bảo kỉ luật quân đội
C. Phát triển nông nghiệp
D. Ngụ binh ư nông
Câu 7: Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì
A. sợ mất lòng vua Tống.
B. để bảo toàn lực lượng của mình.
C. để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo cả dân tộc.
D. muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 8: Nhân tố nào khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự cường, tự hào cho dân tộc?
A. Tinh thần quyết tâm chiến đấu cao đội của vua tôi nhà Trần.
B. Đánh bại kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất bấy giờ.
C. Xây đắp truyền thống quân sự hào hùng.
D. Sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
Câu 9: Ý nào dưới đây đánh giá đúng về tổ chức nhà nước thời Lý?
A. Bước đầu chặt chẽ, sau đó quyền lực bị phân tán.
B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
C. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân rất lớn.
D. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa lớn.
Câu 10: Tại sao khi thực hiện xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
A. Làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt
B. Không muốn hứng chịu thất bại ngay từ đầu
C. Làm cầu nối xâm lược các nước phía Bắc Trung Quốc
D. Đánh bại ý chí của quân dân nhà Trần
Câu 11: Một trong những ý nghĩa của cuộc phát kiến địa lí do C. Cô-lôm-bô thực hiện là
A. thúc đẩy quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa châu Âu và châu Mỹ.
B. mở ra con đường hàng hải đi từ khu vực Mỹ La-tinh đến châu Á.
C. mở ra con đường hàng hải đi từ châu Phi đến châu Á.
D. chứng minh thuyết Nhật tâm là hoàn toàn đúng đắn
Câu 12: Người đầu tiên thực hiện chuyến vòng quanh Trái Đất bằng đường biển là
A. B. Đi-a-Xơ.
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 13: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thời tiết mát mẻ là
A. dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.
B. sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
C. vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.
D. dải đất hẹp ở phía nam lục địa.
Câu 14: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng, ẩm và mưa nhiều là
A. dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.
B. sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
C. vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.
D. dải đất hẹp ở phía nam lục địa.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng về phân bố dân cư ở Ô-xtrây-li-a?
A. Dân cư tập trung rất đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông nam và tây nam.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị, rất ít ở nông thôn.
C. Mật độ dân số rất thấp ở vùng nội địa.
D. Dân cư phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ.
Câu 16: Người dân vùng cực thắp sáng bằng gì?
A. Dầu hoả.
B. Xăng.
C. Mỡ các loài động vật.
D. Khí đốt.
Câu 17: Ý nào dưới đây thể hiện vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu Nam Cực?
A. Kéo dài từ vĩ độ 50⁰N trở về cực Nam.
B. Kéo dài từ vĩ độ 70⁰N trở về cực Nam.
C. Kéo dài từ vĩ độ 60⁰N trở về cực Nam.
D. Nằm gần như trọn vẹn trong Vòng cực Nam.
Câu 18: Khi mới phát hiện ra châu Mỹ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?
A. Ơ-rô-pê-ô-it.
B. Nê-grô-ít.
C. Môn-gô-lô-ít.
D. Ôt-xtra-lo-it.
Câu 19: Nam Mỹ chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh
A. Ca – na.
B. Guy – a – na.
C. Pê – ru.
D. Bra – xin.
Câu 20: Rừng Amadôn là loại rừng nào?
A. Rừng xích đạo.
B. Rừng nhiệt đới.
C. Rừng thưa.
D. Rừng cây bụi lá cứng.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 21: Cho đoạn tư liệu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:
Năm 1473, vua Lê Thánh Tông căn dặn Lê Cảnh Huy và các quan về việc bảo vệ lãnh thổ ở phía bắc: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vút bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần,... Nếu nguơi dám đem một thvớc, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.
(Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)
a) Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông thể hiện tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
b) Theo tư liệu, Lê Thánh Tông chủ trương mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lý vấn đề biên giới, chấp nhận nhượng bộ để giữ hòa hiếu.
c) Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông thể hiện rõ tính chất độc lập, tự chủ và tinh thần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia một cách tuyệt đối của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ.
d) Tư tưởng “không để mất một thước núi, một tấc sông” của vua Lê Thánh Tông chủ yếu phản ánh vai trò của nhân dân trong công cuộc giữ gìn biên cương lãnh thổ Đại Việt thời Lê sơ.
Câu 22: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:
Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ khoảng -60°C ở trung tâm đến -10°C ở vùng ven biển. Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực là -94,7°C (năm 2010). Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao. Gió từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc trên 60 km/giờ. Châu Nam Cực có lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng từ 50 mm đến 150 mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
a) Châu Nam Cực là châu lục có khí hậu lạnh nhất trên Trái Đất.
b) Nhiệt độ trung bình ở vùng ven biển châu Nam Cực thường thấp hơn so với nhiệt độ trung bình ở sâu trong lục địa.
c) Vận tốc gió trên 60 km/giờ ở châu Nam Cực chủ yếu thổi theo hướng cùng chiều kim đồng hồ từ trung tâm lục địa ra phía ngoài.
d) Mặc dù có lượng mưa rất thấp, dạng mưa chủ yếu là tuyết rơi cho thấy châu Nam Cực vẫn có sự tuần hoàn nước diễn ra, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì lớp băng dày của lục địa này.
Phần III: Câu tự luận
Câu 23: Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: “Người đi đánh giặc thì nghèo, người rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều…Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên”.
Đoạn tư liệu trên đề cập đến chính sách nào được thực hiện dưới thời Lê sơ? Em hãy đưa ra 2 ý nghĩa của chính sách đó
Câu 24: Hãy kể một vài nét đặc sắc của giới sinh vật trên lục địa Ô-xtrây-li-a?
Đáp án
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, sự thành lập nhà Đinh.
Cách giải:
Dưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta đóng ở Hoa Lư.
Chọn C.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa Lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077).
Cách giải:
Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
Chọn C.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung tình hình chính trị nhà Trần.
Cách giải:
Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
Chọn B.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai.
Cách giải:
Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập các bậc phụ lão có uy tín để bàn kế hoạch đánh giặc.
Chọn D.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lý 7, nội dung cải cách Hồ Quý Ly.
Cách giải:
Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách cải cách phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
Chọn B.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lý, nội dung tình hình chính trị.
Cách giải:
Thời Lý, nhà nước cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động được gọi là chính sách ngụ binh ư nông.
Chọn D.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì Tống là nước lớn còn Đại Việt vẫn là một nước nhỏ. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà sẽ giúp nhà Tống giữ được thể hiện từ đó đảm bảo được mối quan hệ hoà hiếu giữa hai nước và đồng thời là truyền thống nhân đạo cả dân tộc.
Chọn C.
Câu 8 (TH):
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Một trong những nhân tố khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự cường, tự hào cho dân tộc là: ta đã đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất lúc bấy giờ - quân xâm lược Mông – Nguyên m trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch. Trong khi đó, so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch.
Chọn B.
Câu 9 (VD):
Phương pháp:
Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
- Dựa trên sự đánh giá tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý:
+ Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách xây dựng bộ máy nhà nước
+ Chính quyền trung ương: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ. “Dân ai có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử”.
+ Chính quyền địa phương: Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
=> Đánh giá: Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân giữa vua với dân chưa lớn. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.
Chọn D.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Năm 1279, 1uân Nguyên cho quân đánhh Cham-pa trước để làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc. Tạo thế “gọng kìm” để thôn tính Đại Việt. Tuy nhiên, trong năm 1283, do sức chiến đấu anh dũng của quân dân Cham-pa nên kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Cham-pa để tấn công Đại Việt bước đầu tan vỡ.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, chủ đề chung 1.
Cách giải:
Một trong những ý nghĩa của cuộc phát kiến địa lí do C. Cô-lôm-bô thực hiện là thúc đẩy quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa châu Âu và châu Mỹ.
Chọn A.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, chủ đề chung 1.
Cách giải:
Người đầu tiên thực hiện chuyến vòng quanh Trái Đất bằng đường biển là Ph. Ma-gien-lăng.
Chọn D.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức bài học: Châu Đại Dương.
Cách giải:
Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thời tiết mát mẻ là sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
Chọn B.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Kiến thức bài học: Châu Đại Dương.
Cách giải:
Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng, ẩm và mưa nhiều là dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.
Chọn A.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, châu Đại Dương.
Cách giải:
Dân cư phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ là sai.
Chọn D.
Câu 16 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Nam Cực.
Cách giải:
Người dân ở vùng cực thường dùng mỡ của các loài động vật để thắp sáng.
Chọn C.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Nam Cực.
Cách giải:
Châu Nam Cực nằm gần như trọn vẹn trong Vòng cực Nam.
Chọn D.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.
Cách giải:
Trước khi Côm-lôm-bô phát hiện ra châu Mỹ, chủ nhân của châu Mỹ là người Anh điêng và người Ê-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, họ là con cháu người châu Á di cư đến từ xa xưa.
Chọn C.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.
Cách giải:
Nam Mỹ chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê – ru.
Chọn C.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, phần châu Mỹ.
Cách giải:
Rừng Amadôn là rừng nhiệt đới.
Chọn B.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 21 (VD):
Phương pháp:
- Xem lại nội dung đoạn tư liệu.
- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.
Cách giải:
a) Đúng, câu nói “một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?” thể hiện rõ quyết tâm giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc.
b) Sai, Lê Thánh Tông nhấn mạnh phải “kiên quyết tranh biện”, “chớ cho họ lấn dần” và cảnh báo “tội phải tru di” nếu nhượng đất – cho thấy quan điểm cứng rắn, không nhân nhượng trong vấn đề lãnh thổ.
c) Đúng, câu nói “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?” thể hiện tư tưởng kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xem đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Việc nhấn mạnh “tội phải tru di” nếu ai làm mất đất càng cho thấy tính cương quyết, tuyệt đối trong bảo vệ từng phần đất nước – thể hiện rõ bản chất độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc mạnh mẽ dưới thời Lê sơ.
d) Sai, tư tưởng này nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm tuyệt đối của tầng lớp vua quan, đặc biệt là các sứ thần và quan lại trấn giữ biên giới. Câu nói được đưa ra trong bối cảnh vua căn dặn Lê Cảnh Huy – một vị quan – về trách nhiệm giữ đất, “chớ cho họ lấn dần... nếu dám đem đất làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Tư tưởng này cho thấy trách nhiệm của nhà nước phong kiến trong việc bảo vệ chủ quyền, hơn là nhấn mạnh vai trò toàn dân như các cuộc kháng chiế
Câu 22 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn thông tin và đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực.
Cách giải:
a) Đúng. Đoạn thông tin có đề cập: “Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên Trái Đất.”
b) Sai. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ khoảng -60°C ở trung tâm đến -10°C ở vùng ven biển => Nhiệt độ trung bình ở vùng ven biển châu Nam Cực thường cao hơn so với nhiệt độ trung bình ở sâu trong lục địa.
c) Sai. Gió từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, không phải cùng chiều kim đồng hồ.
d) Đúng. Đoạn tư liệu chỉ ra rằng lượng mưa ở châu Nam Cực rất thấp (50 mm - 150 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Tuy lượng mưa ít, nhưng tuyết rơi vẫn là một hình thức của sự tuần hoàn nước (nước từ khí quyển ngưng tụ và rơi xuống bề mặt). Lượng tuyết này tích tụ qua thời gian dài, dưới áp lực lớn sẽ chuyển hóa thành băng. Lớp băng dày bao phủ châu Nam Cực chính là kết quả của quá trình tích tụ tuyết diễn ra liên tục trong hàng triệu năm. Do đó, dù khô hạn, sự tuần hoàn nước dưới dạng tuyết rơi vẫn đóng vai trò then chốt trong việc hình thành và duy trì đặc điểm băng giá của châu Nam Cực.
Phần III: Câu tự luận
Câu 23 (VDC):
Phương pháp:
Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi.
Cách giải:
- Đoạn tư liệu trên đề cập đến chính sách quân điền.
- Ý nghĩa:
+ Giảm bất công xã hội
+ Hạn chế ruộng đất không bị bỏ hoang
+ Góp phần khuyến khích những người đã và đang có công tham gia đánh giặc bảo vệ đất nước.
Câu 24 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 7, Châu Đại Dương.
Cách giải:
Những nét đặc sắc của giới sinh vật trên lục địa Ô-xtrây-li-a:
- Đặc điểm chung: Nghèo thành phần loài nhưng có tính địa phương cao.
- Thực vật: Loài thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn. Riêng bạch đàn có tới 600 loài khác nhau.
- Động vật: Độc đáo và đặc sắc với hơn 100 loài thú có túi. Các loài động vật mang tính biểu tượng quốc gia là gấu túi, đà điểu Ô-xtrây-li-a, thú mỡ vịt, chuột túi


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay