Đề thi học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Đề thi học kì 1 - Đề số 1

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

  • A.

    Nội năng là nhiệt lượng.

  • B.

    Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

  • C.

    Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.

  • D.

    Nội năng là một dạng năng lượng.

Câu 2 :

Đơn vị của nhiệt dung riêng trong hệ SI là

  • A.

    cal/g độ.

  • B.

    kJ/kg.K.

  • C.

    J/kg.K.

  • D.

    J/g độ.

Câu 3 :

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128 gam chứa 210 gam nước ở nhiệt độ 8,4 ℃. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192 gam  đã đun nóng tới nhiệt độ 100 oC vào nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5 oC và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128 J/kg.K và của nước là  4180 J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của miếng kim loại có giá trị gần nhất:

  • A.

    827,2 J/kg.K.

  • B.

    772,7 J/kg.K.

  • C.

    777,2 J/kg.K.

  • D.

    727,7 J/kg.K.

Câu 4 :

Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 oC. Trong thang nhiệt giai Kelvin kết quả đo nào sau đây là đúng?

  • A.

    37 K.

  • B.

    236 K.

  • C.

    310 K.

  • D.

    98,6 K.

Câu 5 :

Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/kg. Phát biểu đúng

  • A.

    mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

  • B.

    mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi hoá lỏng hoàn toàn.

  • C.

    khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J để hoá lỏng.

  • D.

    khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.

Câu 6 :

Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức ΔU = A + Q của nguyên lí I nhiệt động lực học?

  • A.

    Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0.                 

  • B.

    Vật nhận công A < 0, vật nhận nhiệt Q < 0.

  • C.

    Vật thực hiện công A > 0, vật truyền nhiệt Q < 0.        

  • D.

    Vật thực hiện công A < 0, vật truyền nhiệt Q > 0.

Câu 7 :

Khi cung cấp nhiệt lượng 2 J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển đều đi được 5 cm. Cho lực ma sát giữa pittông và xilanh là 10 N.  Tính độ biến thiên nội năng (tính theo đơn vị J)

  • A.

    ΔU = 1,5 J

  • B.

    ΔU = 0,5 J

  • C.

    ΔU = -0,5 J

  • D.

    ΔU = -1,5 J

Câu 8 :

Bản tin dự báo thời tiết thông báo rằng nhiệt độ ở Hà Nội từ 25 0C đến 29 0C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

  • A.

    Nhiệt độ từ 298 K đến 302 K.

  • B.

    Nhiệt độ từ 290 K đến 294 K.

  • C.

    Nhiệt độ từ 302 K đến 306 K.

  • D.

    Nhiệt độ từ 295 K đến 399 K.

Câu 9 :

Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?

  • A.

    Chuyển động hoàn toàn tự do.

  • B.

    Chuyển động hỗn loạn không ngừng.

  • C.

    Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

  • D.

    Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Câu 10 :

Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 lít nước nguyên chất (m = 2kg)  từ 20 oC đến 80 oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K

  • A.

    5040 kJ

  • B.

    504 kJ

  • C.

    504000 kJ

  • D.

    50400 J

Câu 11 :

Một vật khối lượng m, có nhiệt dung riêng c, nhiệt độ đầu và cuối là t1 và t2. Công thức

Q = mc(t2 – t1) dùng để xác định

  • A.

    năng lượng.

  • B.

    nhiệt năng.

  • C.

    nhiệt lượng.

  • D.

    nội năng.

Câu 12 :

Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là

  • A.

    3,24.1024 phân tử.

  • B.

    6,68.1022 phân tử.

  • C.

    1,8.1020 phân tử.

  • D.

    4.1021 phân tử.

Câu 13 :

Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

  • A.

    Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.

  • B.

    Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

  • C.

    Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

  • D.

    Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Câu 14 :

Nén đẳng nhiệt một khối khí từ 10 lít xuống còn 5 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén đã thay đổi như thế nào?

  • A.

    Giảm 2 lần.

  • B.

    Tăng 2 lần.

  • C.

    Giảm 4 lần.

  • D.

    Tăng 4 lần.

Câu 15 :

Định luật Boyle và Charles được rút ra từ những thí nghiệm có điều kiện áp suất và nhiệt độ như thế nào?

  • A.

    p ≤ 106 Pa, T ≤ 200 K.

  • B.

    p ≤ 106 Pa, T ≥ 200 K.

  • C.

    p ≥ 106 Pa, T ≤ 200 K.

  • D.

    p ≥ 106 Pa, T ≥ 200 K.

Câu 16 :

Một mol của bất kì khí nào ở điều kiện tiêu chuẩn đều có thể tích bằng bao nhiêu?

  • A.

    22,4.10-3 mm3.

  • B.

    22,4.10-3 cm3.

  • C.

    22,4.10-3 dm3.

  • D.

    22,4.10 -3 m3.

Câu 17 :

Xét khối khí chứa trong một bình kín, biết mật độ động năng phân tử (tổng động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí trong 1 m3 thể tích khí) có giá trị 10-4 J/m3. Áp suất của khí trong bình là

  • A.

    1,5.104 Pa.

  • B.

    1,5.10-4 Pa.

  • C.

    6,67.10-5 Pa.

  • D.

    6,67.105 Pa.

Câu 18 :

Nhiệt độ của một khối khí để động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí đó bằng 1,0 eV là bao nhiêu? Biết 1 eV = 1,6.10-19 J.

  • A.

    7407 K.

  • B.

    3290 K.

  • C.

    6192 K.

  • D.

    2998 K.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Trong một ngày, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí tại trường và ghi lại số liệu như sau:

 Thời gian

 7 giờ

 9 giờ

 10 giờ

 12 giờ

 16 giờ

 18 giờ

 Nhiệt độ  

 250C

 270C

 290C

 310C

 300C

 290C

a) Lúc nhiệt độ cao nhất đạt T= 304K

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ đạt 310C vào lúc 18 giờ.

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ lúc 9 giờ là 270C.

Đúng
Sai

d) Chênh lệch nhiệt độ cao nhất trong khoảng thời gian thực hiện là 10oC

Đúng
Sai
Câu 2 :

Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 250 g chứa 2 kg nước ở 20 oC được đun trên bếp đến nhiệt độ 80 ℃. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là cAl = 920 J/kg.K và cn = 4200 J/kg.K. Bỏ qua hao phí nhiệt ra môi trường. Cho biết công suất của bếp là P = 1500 W.

a) ấm nhôm tỏa nhiệt còn nước thu nhiệt.                  

Đúng
Sai

b) Nhiệt lượng của nước thu vào  là 504 (kJ).

Đúng
Sai

c) Nhiệt lượng  cần cung cấp là 517800 (J).               

Đúng
Sai

d) thời gian đun nước là 3 phút.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Một lượng khí có thể tích 240 cm3 chứa trong một xilanh có pittong đóng kín, diện tích của đáy pittong là 24 cm2 (Hình vẽ). Áp suất khí trong xi lanh bằng áp suất ngoài và bằng 100 kPa. Bỏ qua ma sát giữa pittong và thành xi lanh. Coi các quá trình xảy ra là đẳng nhiệt.

a) Khi pít – tông dịch chuyển sang trái 2 cm thì thể tích khí lúc này là 288 cm3

Đúng
Sai

b) Khi pít – tông dịch chuyển sang phải 2 cm thì thể tích khí lúc này là 192 cm3

Đúng
Sai

c) Để dịch chuyển pít – tông sang trái 2 cm cần một lực 60 N

Đúng
Sai

d) Để dịch chuyển pít – tông sang phải 2 cm cần một lực 40 N

Đúng
Sai
Câu 4 :

Một khối khí lí tưởng biến đổi đẳng tích từ trạng thái (1) có nhiệt độ 400 K, áp suất 2,4 atm đến trạng thái (2) có nhiệt độ 800 K.

a) Áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình (trạng thái 2) là 4,8 atm

Đúng
Sai

b) Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (p, T) như hình H1

Đúng
Sai

c) Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (V, T) như hình H2

Đúng
Sai

d) Công của khối khí thực hiện được trong quá trình đẳng tích là bằng 0

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Người ta thực hiện cung cấp cho khối khí trong xi lanh  một nhiệt lượng 200 (J), biết rằng khí giãn nở thực hiện công 70 (J) đẩy pit tông. Độ biến thiên nội năng của khối khí là bao nhiêu? Tính theo đơn vị Joule (J).

Đáp án: 

Câu 2 :

Tính nhiệt lượng cần cung cấp để 200g nước hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100oC.Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là L=2,3.106 (J/kg) và tính theo đơn vị (kJ).

Đáp án: 

Câu 3 :

Nhiệt độ của nước ở 80oC.  Tính nhiệt độ trên theo thang nhiệt độ Farenheit.

Đáp án: 

Câu 4 :

Trong một bình kín dung tích 20 lít có chứa 4,4 kg khí cacbonic ở nhiệt độ 27 ℃. Biết thể tích của một mol khí ở điều kiện chuẩn là V0 = 22,4 lít. Áp suất của khí trong bình bằng bao nhiêu atm (Kết quả được làm tròn đến phần nguyên)

Đáp án:

Câu 5 :

Một nồi áp suất có van có trọng lượng không đáng kể và có một lỗ tròn diện tích 1 cm2 luôn được áp chặt bởi một lò xo có độ cứng k = 1300 N/m và luôn bị nén 1 cm. Bỏ qua mọi ma sát. Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa, có nhiệt đô 27 ℃ thì đến nhiệt độ bao nhiêu can sẽ mở ra (Kết quả thao thang nhiệt độ Celcius)

Đáp án: 

Câu 6 :

Đại lượng Nm là tổng khối lượng của các phân tử khí, tức là khối lượng của một lượng khí xác định. Ở nhiệt độ phòng, mật độ không khí xấp xỉ 1,29 kg/m3 ở áp suất 105 Pa. Sử dụng những số liệu này để suy ra giá trị \(\sqrt {\overline {{v^2}} } \)

Đáp án:

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

  • A.

    Nội năng là nhiệt lượng.

  • B.

    Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

  • C.

    Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.

  • D.

    Nội năng là một dạng năng lượng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nội năng là một đại lượng đặc trưng cho năng lượng của các phân tử bên trong vật thể, bao gồm động năng và thế năng của các phân tử

Lời giải chi tiết :

Nội năng không phải là nhiệt lượng, mà chỉ có thể thay đổi khi có trao đổi nhiệt hoặc công.

Các phát biểu B, C và D đều đúng. Phát biểu A là sai.

Đáp án A

Câu 2 :

Đơn vị của nhiệt dung riêng trong hệ SI là

  • A.

    cal/g độ.

  • B.

    kJ/kg.K.

  • C.

    J/kg.K.

  • D.

    J/g độ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Nhiệt dung riêng trong hệ SI được biểu diễn bằng năng lượng (Joule) chia cho khối lượng (kilogram) và độ tăng nhiệt độ (Kelvin).

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đúng trong hệ SI là J/kg.K.

Đáp án C

Câu 3 :

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128 gam chứa 210 gam nước ở nhiệt độ 8,4 ℃. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192 gam  đã đun nóng tới nhiệt độ 100 oC vào nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5 oC và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128 J/kg.K và của nước là  4180 J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của miếng kim loại có giá trị gần nhất:

  • A.

    827,2 J/kg.K.

  • B.

    772,7 J/kg.K.

  • C.

    777,2 J/kg.K.

  • D.

    727,7 J/kg.K.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nguyên lý cân bằng nhiệt

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế hấp thụ:
\({Q_{nhan}} = {m_{\rm{n}}}{c_{\rm{n}}}({t_{canbang}} - {t_{nuocbandau}}) + m{c_{cu}}({t_{canbang}} - {t_{dongbandau}})\)

Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra:

\({Q_{thai}} = {m_{kl}}{c_{kl}}({t_{klbandau}} - {t_{canbang}})\)

Lập phương trình cân bằng nhiệt và giải để tìm ckl:

\({c_{kl}} = \frac{{{Q_{nhan}}}}{{{m_{kl}}({t_{klbandau}} - {t_{canbang}})}} \approx 772,7J/kg.K\)

Đáp án B

Câu 4 :

Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 oC. Trong thang nhiệt giai Kelvin kết quả đo nào sau đây là đúng?

  • A.

    37 K.

  • B.

    236 K.

  • C.

    310 K.

  • D.

    98,6 K.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về chuyển đổi thang nhiệt độ

Lời giải chi tiết :

\({T_K} = {T_C} + 273 \Rightarrow {T_K} = 37 + 273 = 310\,{\rm{K}}{\rm{.}}\)

Đáp án C

Câu 5 :

Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/kg. Phát biểu đúng

  • A.

    mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

  • B.

    mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi hoá lỏng hoàn toàn.

  • C.

    khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J để hoá lỏng.

  • D.

    khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về định nghĩa nhiệt nóng chảy riêng: năng lượng cần để 1 kg chất hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

Lời giải chi tiết :

Mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy

Đáp án A

Câu 6 :

Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức ΔU = A + Q của nguyên lí I nhiệt động lực học?

  • A.

    Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0.                 

  • B.

    Vật nhận công A < 0, vật nhận nhiệt Q < 0.

  • C.

    Vật thực hiện công A > 0, vật truyền nhiệt Q < 0.        

  • D.

    Vật thực hiện công A < 0, vật truyền nhiệt Q > 0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nguyên lí I

Lời giải chi tiết :

Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0.

Đáp án A

Câu 7 :

Khi cung cấp nhiệt lượng 2 J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển đều đi được 5 cm. Cho lực ma sát giữa pittông và xilanh là 10 N.  Tính độ biến thiên nội năng (tính theo đơn vị J)

  • A.

    ΔU = 1,5 J

  • B.

    ΔU = 0,5 J

  • C.

    ΔU = -0,5 J

  • D.

    ΔU = -1,5 J

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nguyên lý I nhiệt động lực học

Lời giải chi tiết :

\({\rm{\Delta }}U = Q - A = 2 - 0,5 = 1,5\,{\rm{J}}{\rm{.}}\)

Đáp án A

Câu 8 :

Bản tin dự báo thời tiết thông báo rằng nhiệt độ ở Hà Nội từ 25 0C đến 29 0C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

  • A.

    Nhiệt độ từ 298 K đến 302 K.

  • B.

    Nhiệt độ từ 290 K đến 294 K.

  • C.

    Nhiệt độ từ 302 K đến 306 K.

  • D.

    Nhiệt độ từ 295 K đến 399 K.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về chuyển đổi thang nhiệt độ

Lời giải chi tiết :

\({T_{{\rm{min}}}} = 25 + 273 = 298\,{\rm{K}},{T_{{\rm{max}}}} = 29 + 273 = 302\,{\rm{K}}{\rm{.}}\)

Đáp án A

Câu 9 :

Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?

  • A.

    Chuyển động hoàn toàn tự do.

  • B.

    Chuyển động hỗn loạn không ngừng.

  • C.

    Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

  • D.

    Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về chuyển động của riêng các phân tử

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm của các phân tử ở thể lỏng:

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng nghỉ.

- Các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định (khác với thể rắn).

Đáp án C

Câu 10 :

Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 lít nước nguyên chất (m = 2kg)  từ 20 oC đến 80 oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K

  • A.

    5040 kJ

  • B.

    504 kJ

  • C.

    504000 kJ

  • D.

    50400 J

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

\(Q = mc{\rm{\Delta }}t \Rightarrow Q = 2.4200.60 = 504000\,{\rm{J}} = 504\,{\rm{kJ}}\)

Đáp án B

Câu 11 :

Một vật khối lượng m, có nhiệt dung riêng c, nhiệt độ đầu và cuối là t1 và t2. Công thức

Q = mc(t2 – t1) dùng để xác định

  • A.

    năng lượng.

  • B.

    nhiệt năng.

  • C.

    nhiệt lượng.

  • D.

    nội năng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng (Q) là năng lượng trao đổi giữa hai vật khi có sự chênh lệch nhiệt độ.

Đáp án C

Câu 12 :

Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là

  • A.

    3,24.1024 phân tử.

  • B.

    6,68.1022 phân tử.

  • C.

    1,8.1020 phân tử.

  • D.

    4.1021 phân tử.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về phân tử

Lời giải chi tiết :

\(N = \frac{2}{{18}}.{N_A} \Rightarrow N = \frac{2}{{18}}.6,{02.10^{23}} = 6,{68.10^{22}}\,\)phân tử

Đáp án B

Câu 13 :

Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

  • A.

    Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.

  • B.

    Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

  • C.

    Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

  • D.

    Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về tính chất của lực tương tác phân tử

Lời giải chi tiết :

- Khi các phân tử rất gần, lực đẩy và lực hút có vai trò quan trọng.

- Tùy vào khoảng cách giữa các phân tử mà lực hút hoặc lực đẩy có thể chiếm ưu thế.

Đáp án C

Câu 14 :

Nén đẳng nhiệt một khối khí từ 10 lít xuống còn 5 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén đã thay đổi như thế nào?

  • A.

    Giảm 2 lần.

  • B.

    Tăng 2 lần.

  • C.

    Giảm 4 lần.

  • D.

    Tăng 4 lần.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về định luật Boyle

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{{p_2}}}{{{p_1}}} = \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} \Rightarrow \frac{{{p_2}}}{{{p_1}}} = \frac{{10}}{5} = 2\)

Đáp án B

Câu 15 :

Định luật Boyle và Charles được rút ra từ những thí nghiệm có điều kiện áp suất và nhiệt độ như thế nào?

  • A.

    p ≤ 106 Pa, T ≤ 200 K.

  • B.

    p ≤ 106 Pa, T ≥ 200 K.

  • C.

    p ≥ 106 Pa, T ≤ 200 K.

  • D.

    p ≥ 106 Pa, T ≥ 200 K.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Định luật Boyle và Charles

Lời giải chi tiết :

- Áp suất không quá lớn (p ≤ 106 Pa).

- Nhiệt độ đủ cao (T ≥ 200 K) để tránh ngưng tụ khí.

Đáp án B

Câu 16 :

Một mol của bất kì khí nào ở điều kiện tiêu chuẩn đều có thể tích bằng bao nhiêu?

  • A.

    22,4.10-3 mm3.

  • B.

    22,4.10-3 cm3.

  • C.

    22,4.10-3 dm3.

  • D.

    22,4.10 -3 m3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về khí lí tưởng

Lời giải chi tiết :

\(V = 22,4\,{\rm{d}}{{\rm{m}}^3} = 22,{4.10^{ - 3}}\,{{\rm{m}}^3}\)

Đáp án D

Câu 17 :

Xét khối khí chứa trong một bình kín, biết mật độ động năng phân tử (tổng động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí trong 1 m3 thể tích khí) có giá trị 10-4 J/m3. Áp suất của khí trong bình là

  • A.

    1,5.104 Pa.

  • B.

    1,5.10-4 Pa.

  • C.

    6,67.10-5 Pa.

  • D.

    6,67.105 Pa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về áp suất

Lời giải chi tiết :

\(p = \frac{2}{3}.{\rho _E} \Rightarrow p = \frac{2}{3}{.10^{ - 4}} = 6,{67.10^{ - 5}}\,{\rm{Pa}}\)

Đáp án C

Câu 18 :

Nhiệt độ của một khối khí để động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí đó bằng 1,0 eV là bao nhiêu? Biết 1 eV = 1,6.10-19 J.

  • A.

    7407 K.

  • B.

    3290 K.

  • C.

    6192 K.

  • D.

    2998 K.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí

Lời giải chi tiết :

\(\frac{3}{2}{k_B}T = 1,0\,{\rm{eV}} \Rightarrow T = \frac{{1,0.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{\frac{3}{2}.1,{{38.10}^{ - 23}}}} = 6192\,{\rm{K}}\)

Đáp án C

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Trong một ngày, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí tại trường và ghi lại số liệu như sau:

 Thời gian

 7 giờ

 9 giờ

 10 giờ

 12 giờ

 16 giờ

 18 giờ

 Nhiệt độ  

 250C

 270C

 290C

 310C

 300C

 290C

a) Lúc nhiệt độ cao nhất đạt T= 304K

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ đạt 310C vào lúc 18 giờ.

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ lúc 9 giờ là 270C.

Đúng
Sai

d) Chênh lệch nhiệt độ cao nhất trong khoảng thời gian thực hiện là 10oC

Đúng
Sai
Đáp án

a) Lúc nhiệt độ cao nhất đạt T= 304K

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ đạt 310C vào lúc 18 giờ.

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ lúc 9 giờ là 270C.

Đúng
Sai

d) Chênh lệch nhiệt độ cao nhất trong khoảng thời gian thực hiện là 10oC

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) Đúng vì nhiệt độ cao nhất T = 31 ℃ = 31 + 273 = 304 K

b) Sai vì Nhiệt độ đạt 310C vào lúc 12 giờ

c) Đúng vì Nhiệt độ lúc 9 giờ là 270C

d) Sai vì chênh lệch nhiệt độ là 31 – 25 = 6 ℃

Câu 2 :

Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 250 g chứa 2 kg nước ở 20 oC được đun trên bếp đến nhiệt độ 80 ℃. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là cAl = 920 J/kg.K và cn = 4200 J/kg.K. Bỏ qua hao phí nhiệt ra môi trường. Cho biết công suất của bếp là P = 1500 W.

a) ấm nhôm tỏa nhiệt còn nước thu nhiệt.                  

Đúng
Sai

b) Nhiệt lượng của nước thu vào  là 504 (kJ).

Đúng
Sai

c) Nhiệt lượng  cần cung cấp là 517800 (J).               

Đúng
Sai

d) thời gian đun nước là 3 phút.

Đúng
Sai
Đáp án

a) ấm nhôm tỏa nhiệt còn nước thu nhiệt.                  

Đúng
Sai

b) Nhiệt lượng của nước thu vào  là 504 (kJ).

Đúng
Sai

c) Nhiệt lượng  cần cung cấp là 517800 (J).               

Đúng
Sai

d) thời gian đun nước là 3 phút.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) Sai vì Khi đun nước, cả ấm và nước đều thu nhiệt từ bếp.

b) Đúng. \({Q_n} = {m_n}.{c_n}{\rm{.\Delta }}T = 2.4200.(80 - 20) = 504000J = 504kJ\)

c) Đúng.

\(\begin{array}{l}{Q_{Al}} = {m_{Al}}.{c_{Al}}{\rm{.\Delta }}T = 0,25.920.(80 - 20) = 13800J\\ \Rightarrow Q = {Q_{Al}} + {Q_n} = 13800 + 504000 = 517800J\end{array}\)

d) Sai. \(t = \frac{Q}{P} = \frac{{517800}}{{1500}} = 345,2\,s\)=5,75 phút

Câu 3 :

Một lượng khí có thể tích 240 cm3 chứa trong một xilanh có pittong đóng kín, diện tích của đáy pittong là 24 cm2 (Hình vẽ). Áp suất khí trong xi lanh bằng áp suất ngoài và bằng 100 kPa. Bỏ qua ma sát giữa pittong và thành xi lanh. Coi các quá trình xảy ra là đẳng nhiệt.

a) Khi pít – tông dịch chuyển sang trái 2 cm thì thể tích khí lúc này là 288 cm3

Đúng
Sai

b) Khi pít – tông dịch chuyển sang phải 2 cm thì thể tích khí lúc này là 192 cm3

Đúng
Sai

c) Để dịch chuyển pít – tông sang trái 2 cm cần một lực 60 N

Đúng
Sai

d) Để dịch chuyển pít – tông sang phải 2 cm cần một lực 40 N

Đúng
Sai
Đáp án

a) Khi pít – tông dịch chuyển sang trái 2 cm thì thể tích khí lúc này là 288 cm3

Đúng
Sai

b) Khi pít – tông dịch chuyển sang phải 2 cm thì thể tích khí lúc này là 192 cm3

Đúng
Sai

c) Để dịch chuyển pít – tông sang trái 2 cm cần một lực 60 N

Đúng
Sai

d) Để dịch chuyển pít – tông sang phải 2 cm cần một lực 40 N

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) Sai. Khi pít – tông dịch chuyển sang trái 2 cm: \({V_2} = {V_1} - S.l = 240 - 24.2 = 192c{m^3}\)

b) Sai. Khi pít – tông dịch chuyển sang phải 2 cm: \({V_2} = {V_1} + S.l = 240 + 24.2 = 288c{m^3}\)

c) Đúng. Khi pít – tông dịch chuyển sang trái 2 cm (thể tích giảm, áp suất tăng):

\(\left. \begin{array}{l}{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\\{p_2} = {p_1} + \frac{F}{S}\end{array} \right\} \Rightarrow {p_1}{V_1} = \left( {{p_1} + \frac{F}{S}} \right)\left( {{V_1} - S.l} \right) \Rightarrow 100.240 = \left( {100 + \frac{{F{{.10}^{ - 3}}}}{{{{24.10}^{ - 4}}}}} \right)\left( {240 - 24.2} \right) \Rightarrow F = 60N\)

d) Đúng. Khi pít – tông dịch chuyển sang phải 2 cm (thể tích tăng, áp suất giảm):

\(\left. \begin{array}{l}{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\\{p_2} = {p_1} - \frac{F}{S}\end{array} \right\} \Rightarrow {p_1}{V_1} = \left( {{p_1} - \frac{F}{S}} \right)\left( {{V_1} + S.l} \right) \Rightarrow 100.240 = \left( {100 - \frac{{F{{.10}^{ - 3}}}}{{{{24.10}^{ - 4}}}}} \right)\left( {240 + 24.2} \right) \Rightarrow F = 40N\)

Câu 4 :

Một khối khí lí tưởng biến đổi đẳng tích từ trạng thái (1) có nhiệt độ 400 K, áp suất 2,4 atm đến trạng thái (2) có nhiệt độ 800 K.

a) Áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình (trạng thái 2) là 4,8 atm

Đúng
Sai

b) Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (p, T) như hình H1

Đúng
Sai

c) Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (V, T) như hình H2

Đúng
Sai

d) Công của khối khí thực hiện được trong quá trình đẳng tích là bằng 0

Đúng
Sai
Đáp án

a) Áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình (trạng thái 2) là 4,8 atm

Đúng
Sai

b) Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (p, T) như hình H1

Đúng
Sai

c) Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (V, T) như hình H2

Đúng
Sai

d) Công của khối khí thực hiện được trong quá trình đẳng tích là bằng 0

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Áp dụng: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = {p_1}\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = 2.4.\frac{{800}}{{400}} = 4,8atm\)

b) Đúng. \(\frac{p}{T} = a \Rightarrow p = aT\)→ Dạng đoạn thẳng (nếu kéo dài đi qua gốc tọa độ)

c) Sai. Đường đẳng tích trong hệ tọa đô (V, T) là một đoạn thẳng vuông góc với trục OV.

d) Đúng. Do thể tích không thay đổi nên khối khí không thực hiện công (A = 0).

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Người ta thực hiện cung cấp cho khối khí trong xi lanh  một nhiệt lượng 200 (J), biết rằng khí giãn nở thực hiện công 70 (J) đẩy pit tông. Độ biến thiên nội năng của khối khí là bao nhiêu? Tính theo đơn vị Joule (J).

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Lời giải chi tiết :

Sử dụng công thức nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học:

\({\rm{\Delta }}U = Q - A \Rightarrow {\rm{\Delta }}U = 200 - 70 = 130\,{\rm{J}}\)

Câu 2 :

Tính nhiệt lượng cần cung cấp để 200g nước hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100oC.Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là L=2,3.106 (J/kg) và tính theo đơn vị (kJ).

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng cần thiết được tính bởi: \(Q = m.L \Rightarrow Q = 0,2.2,{3.10^6} = 4,{6.10^5}\,{\rm{J}} = 460\,{\rm{kJ}}\)

Câu 3 :

Nhiệt độ của nước ở 80oC.  Tính nhiệt độ trên theo thang nhiệt độ Farenheit.

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Lời giải chi tiết :

Sử dụng công thức: \(F = \frac{9}{5}.t + 32 \Rightarrow F = \frac{9}{5}.80 + 32 = 144 + 32 = 176^\circ {\rm{F}}\)

Câu 4 :

Trong một bình kín dung tích 20 lít có chứa 4,4 kg khí cacbonic ở nhiệt độ 27 ℃. Biết thể tích của một mol khí ở điều kiện chuẩn là V0 = 22,4 lít. Áp suất của khí trong bình bằng bao nhiêu atm (Kết quả được làm tròn đến phần nguyên)

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

\(n = \frac{m}{M} = \frac{{4,4}}{{0,044}} = 100\,{\rm{mol}}\)

Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng:

\(pV = nRT \Rightarrow p = \frac{{nRT}}{V} \Rightarrow p = \frac{{100.0,082.300}}{{20}} = 123\,{\rm{atm}}\)

Câu 5 :

Một nồi áp suất có van có trọng lượng không đáng kể và có một lỗ tròn diện tích 1 cm2 luôn được áp chặt bởi một lò xo có độ cứng k = 1300 N/m và luôn bị nén 1 cm. Bỏ qua mọi ma sát. Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa, có nhiệt đô 27 ℃ thì đến nhiệt độ bao nhiêu can sẽ mở ra (Kết quả thao thang nhiệt độ Celcius)

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Lời giải chi tiết :

Lực nén lò xo: \(F = k.x = 1300.0,01 = 13\,{\rm{N}}\)

Áp suất tại thời điểm van mở: \({p_{\rm{m}}} = {p_0} + \frac{F}{S} = {10^5} + \frac{{13}}{{{{10}^{ - 4}}}} = {10^5} + 1,{3.10^5} = 2,{3.10^5}\,{\rm{Pa}}\)

Sử dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {T_2} = \frac{{{p_{\rm{m}}}.{T_1}}}{{{p_0}}} \Rightarrow {T_2} = \frac{{2,{{3.10}^5}.300}}{{{{10}^5}}} = 690\,{\rm{K}}\)

Nhiệt độ theo thang Celsius: \(t = {T_2} - 273 = 690 - 273 = 417^\circ {\rm{C}}\)

Câu 6 :

Đại lượng Nm là tổng khối lượng của các phân tử khí, tức là khối lượng của một lượng khí xác định. Ở nhiệt độ phòng, mật độ không khí xấp xỉ 1,29 kg/m3 ở áp suất 105 Pa. Sử dụng những số liệu này để suy ra giá trị \(\sqrt {\overline {{v^2}} } \)

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

Sử dụng công thức khí lý tưởng và biểu thức liên hệ: \(p = \frac{1}{3}.\rho .{\sqrt {\overline {{v^2}} } ^2} \Rightarrow \sqrt {\overline {{v^2}} }  = \sqrt {\frac{{3p}}{\rho }} \)

\(\sqrt {\overline {{v^2}} }  = \sqrt {\frac{{{{3.10}^5}}}{{1,29}}}  = \sqrt {2,{{325.10}^5}}  \approx 482m/s\)