Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Truyện Sọ Dừa phản ánh khát vọng gì của dân gian

  • A.

    Mong cuộc sống giàu vật chất

  • B.

    Công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác

  • C.

    Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình

  • D.

    Ước mong về xã hội không còn nghèo đói

Câu 2 :

Khi cha mẹ mất, người anh đã có hành động ?

  • A.

    Chia đôi tài sản với em

  • B.

    Giành hết tài sản và đuổi Heng-bu ra khỏi nhà.

  • C.

    Nhường hết tài sản cho em

  • D.

    Sống chung với em để cùng làm ăn

Câu 3 :

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

 Trong văn bản Cô Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sự gần gũi của con người

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

  • D.

    Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

Câu 5 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước sau theo đúng quy trình viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân:

Tìm ý, lập dàn ý

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Xác định đề đề tài

Viết bài

Câu 6 :

Trong bài thơ Hoa bìm, thứ gì đã rụng trong một buổi trưa?

  • A.

    Quả ổi

  • B.

    Tiếng chim 

  • C.

    Hoa hồng

  • D.

    Hạt mưa

Câu 7 :

Tác phẩm Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?

  • A.

    Truyện vừa

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Thơ

Câu 8 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A.

    Vui vẻ chạy đi

  • B.

    Vừa làm vừa hát

  • C.

    Vui lắm

  • D.

    Không có cụm tính từ

Câu 9 :

Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện đồng thoại

  • C.

    Văn xuôi đương đại

  • D.

    Phê bình văn học

Câu 10 :

Trong văn bản Cô Gió mất tên, thái độ của mọi người đối với cô gió như thế nào?

  • A.

    Yêu quý

  • B.

    Sợ hãi

  • C.

    Không quan tâm

  • D.

    Chê cười

Câu 11 :

Qua văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ tác giả gửi gắm thông điệp gì?

  • A.

    Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

  • B.

    Thông điệp về các món quà và cách gửi quà, nhận quà

  • C.

    Hãy yêu thương đồng loại.

  • D.

    Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn.

Câu 12 :

Tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhị

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 13 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Thể thơ lục bát gần gũi, uyển chuyển

  • B.

    Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

  • C.

    Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca

  • D.

    Từ ngữ tự nhiên, gần gũi với đời thường

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 15 :

Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  • A.

    Cây tre là

  • B.

    Cây tre

  • C.

    Cây tre là người bạn thân

  • D.

    Cây tre là người bạn

Câu 16 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 17 :

Nội dung chính của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" là gì?

  • A.

    Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

  • B.

    Tính nết xốc nổi dẫn đến hậu quả của Dế Mèn

  • C.

    A và B đều đúng

  • D.

    A và B đều sai

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Đình Thi đúng hay sai?

“Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng”.

Đúng
Sai
Câu 19 :

Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?

  • A.

    Làm nổi bật vấn đề

  • B.

    Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ

  • C.

    Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 20 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Sọ Dừa có sự ra đời kỳ lạ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 22 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ?

  • A.

    Nhân cách hóa các loài vật 

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

  • C.

    Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà

  • D.

    Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Câu 23 :

Tác phẩm Danh ca của đất của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện

  • C.

  • D.

    Tùy bút

Câu 24 :

Qua văn bản Giọt sương đêm, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

  • A.

    Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

  • B.

    Đoàn kết là sức mạnh

  • C.

    Hãy yêu thương đồng loại.

  • D.

    Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn.

Câu 25 :

 Nội dung chính của văn bản sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong văn bản Vừa nhằm mắt vừa mở cửa sổ, tại vườn hoa, hai bố con nhà cậu bé đã chơi những trò chơi của giác quan nào?

Thị giác

Cảm giác

Xúc giác

Thính giác

Khứu giác

Câu 27 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. 

Các động từ trong đoạn văn trên là?

  • A.

    Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, tay, thò.

  • B.

    Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò.

  • C.

    Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, xuống, há, nhìn, trèo, thò.

  • D.

    Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

Câu 28 :

Đâu là tên dãy núi được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Bạch Long Vỹ

  • B.

    Bạch Mã 

  • C.

    Ba Vì

  • D.

    Trường Sơn

Câu 29 :

Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về:

  • A.

    Số từ

  • B.

    Vần 

  • C.

    Thanh điệu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 30 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Câu 31 :

Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh và liệt kê

  • B.

    Liệt kê và điệp từ

  • C.

    Nhân hóa và so sánh

  • D.

    Ẩn dụ và hoán dụ

Câu 32 :

Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là?

  • A.

    Giáo sư

  • B.

    Phó giáo sư

  • C.

    Thạc sĩ

  • D.

    Cử nhân

Câu 33 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Một cặp lục bát bao gồm:

Hai dòng 6 tiếng

Hai dòng 8 tiếng

Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng

Câu 34 :

Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

  • A.

    Đi học là niềm vui của trẻ em.

  • B.

    Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.

  • C.

    Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.

  • D.

    Mùa xuân mong ước đã đến.

Câu 35 :

Tác phẩm Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Trần Đức Tiến

  • D.

    Nguyễn Ngọc Thuần

Câu 36 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trần Đức Tiến được trao giải thưởng Sách Quốc gia 2019 với tập truyện Xóm Bờ Giậu. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 37 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Câu 38 :

Vần được gieo trong đoạn thơ sau:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    lâu

  • B.

    âu

  • C.

    mày

  • D.

    đi

Câu 39 :

Thanh điệu đúng của bài ca dao sau là:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    Dòng 6: T – T – T

    Dòng 8: T – T – B - B

  • B.

    Dòng 6: B – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • C.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • D.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B– B – T- T

Câu 40 :

Đề tài nào dưới đây phù hợp với yêu cầu đề bài : Kể lại một trải nghiệm của bản thân?

  • A.

    Chuyến về thăm quê ngoại

  • B.

    Loài hoa em yêu thích

  • C.

    Một người mà em yêu quý

  • D.

    Cảnh đồng lúa buổi sáng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Truyện Sọ Dừa phản ánh khát vọng gì của dân gian

  • A.

    Mong cuộc sống giàu vật chất

  • B.

    Công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác

  • C.

    Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình

  • D.

    Ước mong về xã hội không còn nghèo đói

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyện Sọ Dừa muốn thể hiện khát vọng về cái thiện thắng cái ác, sự công bằng trong xã hội

Câu 2 :

Khi cha mẹ mất, người anh đã có hành động ?

  • A.

    Chia đôi tài sản với em

  • B.

    Giành hết tài sản và đuổi Heng-bu ra khỏi nhà.

  • C.

    Nhường hết tài sản cho em

  • D.

    Sống chung với em để cùng làm ăn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại luận điểm về người anh

Lời giải chi tiết :

Người anh đã giành hết tài sản và đuổi Heng-bu ra khỏi nhà.

Câu 3 :

Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?

  • A.

    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

  • B.

    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • C.

    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Câu 4 :

 Trong văn bản Cô Gió mất tên, những đồ vật như đài truyền hình, dây rợ, nút bấm lằng nhằng tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Sự gần gũi của con người

  • B.

    Tình cảm gia đình

  • C.

    Cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

  • D.

    Tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những đồ vật trên là tượng trưng cho cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin

Câu 5 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước sau theo đúng quy trình viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân:

Tìm ý, lập dàn ý

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Xác định đề đề tài

Viết bài

Đáp án

Xác định đề đề tài

Tìm ý, lập dàn ý

Viết bài

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Lời giải chi tiết :

- Xác định đề đề tài

- Tìm ý, lập dàn ý

- Viết bài

- Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Câu 6 :

Trong bài thơ Hoa bìm, thứ gì đã rụng trong một buổi trưa?

  • A.

    Quả ổi

  • B.

    Tiếng chim 

  • C.

    Hoa hồng

  • D.

    Hạt mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim”: tiếng chim đã rụng trong buổi trưa.

Câu 7 :

Tác phẩm Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?

  • A.

    Truyện vừa

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Truyện ngắn

  • D.

    Thơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Hoa bìm - Nguyễn Đức Mậu

Câu 8 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A.

    Vui vẻ chạy đi

  • B.

    Vừa làm vừa hát

  • C.

    Vui lắm

  • D.

    Không có cụm tính từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Vui lắm là cụm tính từ trong câu trên.

Câu 9 :

Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện đồng thoại

  • C.

    Văn xuôi đương đại

  • D.

    Phê bình văn học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại.

Câu 10 :

Trong văn bản Cô Gió mất tên, thái độ của mọi người đối với cô gió như thế nào?

  • A.

    Yêu quý

  • B.

    Sợ hãi

  • C.

    Không quan tâm

  • D.

    Chê cười

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các nhân vật trong truyện vô cùng yêu quý cô gió.

Câu 11 :

Qua văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ tác giả gửi gắm thông điệp gì?

  • A.

    Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

  • B.

    Thông điệp về các món quà và cách gửi quà, nhận quà

  • C.

    Hãy yêu thương đồng loại.

  • D.

    Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Qua văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ tác giả gửi gắm thông điệp về các món quà và cách gửi quà, nhận quà.

Câu 12 :

Tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bùi Mạnh Nhị

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”của tác giả Bùi Mạnh Nhị.

Câu 13 :

Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Thể thơ lục bát gần gũi, uyển chuyển

  • B.

    Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

  • C.

    Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca

  • D.

    Từ ngữ tự nhiên, gần gũi với đời thường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi, uyển chuyển

- Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca

- Từ ngữ tự nhiên, gần gũi với đời thường

 

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Các nhân vật trong truyện Bài học đường đời đầu tiên được nhân hóa nên có tiếng nói, có tính cách, hoạt động như con người, khiến truyện trở nên sinh động, hấp dẫn

Câu 15 :

Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  • A.

    Cây tre là

  • B.

    Cây tre

  • C.

    Cây tre là người bạn thân

  • D.

    Cây tre là người bạn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là B

Câu 16 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý khái niệm “từ” và “ngữ”

Lời giải chi tiết :

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

Câu 17 :

Nội dung chính của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" là gì?

  • A.

    Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

  • B.

    Tính nết xốc nổi dẫn đến hậu quả của Dế Mèn

  • C.

    A và B đều đúng

  • D.

    A và B đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Đình Thi đúng hay sai?

“Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại tiểu sử

Lời giải chi tiết :
  • Đúng
  • Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng”.
Câu 19 :

Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?

  • A.

    Làm nổi bật vấn đề

  • B.

    Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ

  • C.

    Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật vấn đề và tăng tính nhạc cho cách diễn đạt.

Câu 20 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng trình tự của bài văn kể chuyện?

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Đáp án

Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Lời giải chi tiết :

- Giới thiệu chuyện cổ tích sẽ kể.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Sọ Dừa có sự ra đời kỳ lạ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Sọ Dừa có sự ra đời kỳ lạ, không giống người bình thường.

Câu 22 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ?

  • A.

    Nhân cách hóa các loài vật 

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

  • C.

    Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà

  • D.

    Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà.

Câu 23 :

Tác phẩm Danh ca của đất của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?

  • A.

    Thơ

  • B.

    Truyện

  • C.

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

Danh ca của đất - Lâm Thị Mỹ Dạ (truyện thiếu nhi, 1987)

Câu 24 :

Qua văn bản Giọt sương đêm, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

  • A.

    Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

  • B.

    Đoàn kết là sức mạnh

  • C.

    Hãy yêu thương đồng loại.

  • D.

    Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Qua câu chuyện về những loài vật và đặc biệt là Bọ Dựa, tác giả gửi đến thông điệp: Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

Câu 25 :

 Nội dung chính của văn bản sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

  • A.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Định

  • B.

    Vẻ đẹp quê hương Bình Thuận

  • C.

    Công ơn của cha mẹ đối với con cái

  • D.

    Vẻ đẹp của Tháp Mười

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại bố cục

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp của Tháp Mười

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong văn bản Vừa nhằm mắt vừa mở cửa sổ, tại vườn hoa, hai bố con nhà cậu bé đã chơi những trò chơi của giác quan nào?

Thị giác

Cảm giác

Xúc giác

Thính giác

Khứu giác

Đáp án

Xúc giác

Thính giác

Khứu giác

Lời giải chi tiết :

Trong câu chuyện về vườn hoa, hai bố con nhà cậu bé đã chơi những trò chơi về xúc giác, thính giác, khứu giác.

Câu 27 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. 

Các động từ trong đoạn văn trên là?

  • A.

    Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, tay, thò.

  • B.

    Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò.

  • C.

    Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, xuống, há, nhìn, trèo, thò.

  • D.

    Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và lọc các động từ ở từng câu.

Lời giải chi tiết :

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. 

Câu 28 :

Đâu là tên dãy núi được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A.

    Bạch Long Vỹ

  • B.

    Bạch Mã 

  • C.

    Ba Vì

  • D.

    Trường Sơn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Dãy núi Trường Sơn được nhắc đến trong bài

Câu 29 :

Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về:

  • A.

    Số từ

  • B.

    Vần 

  • C.

    Thanh điệu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số từ, vần, nhịp, thanh điệu,…khá chặt chẽ.

Câu 30 :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?

  • A.

    Ở hiền gặp lành

  • B.

    Thương người như thể thương thân

  • C.

    Uống nước nhớ nguồn

  • D.

    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại ý thơ và nhớ lại ý nghĩa của các câu tục ngữ đã cho.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Câu 31 :

Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh và liệt kê

  • B.

    Liệt kê và điệp từ

  • C.

    Nhân hóa và so sánh

  • D.

    Ẩn dụ và hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết :

Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê và điệp từ.

Câu 32 :

Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là?

  • A.

    Giáo sư

  • B.

    Phó giáo sư

  • C.

    Thạc sĩ

  • D.

    Cử nhân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là Phó giáo sư.

Câu 33 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Một cặp lục bát bao gồm:

Hai dòng 6 tiếng

Hai dòng 8 tiếng

Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng

Đáp án

Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng

Phương pháp giải :

Em xem lại các bài thơ lục bát đã học

Lời giải chi tiết :

Một cặp lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

Câu 34 :

Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

  • A.

    Đi học là niềm vui của trẻ em.

  • B.

    Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.

  • C.

    Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.

  • D.

    Mùa xuân mong ước đã đến.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Đi học vốn là một động từ nhưng ở đây được dùng với vai trò chủ ngữ

Câu 35 :

Tác phẩm Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Trần Đức Tiến

  • D.

    Nguyễn Ngọc Thuần

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ

Lời giải chi tiết :

Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần

Câu 36 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trần Đức Tiến được trao giải thưởng Sách Quốc gia 2019 với tập truyện Xóm Bờ Giậu. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trần Đức Tiến được trao giải thưởng Sách Quốc gia 2019 với tập truyện Xóm Bờ Giậu.

Câu 37 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các sự việc trong văn bản Non-bu và Heng-bu theo đúng trình tự để kể:

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Đáp án

Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

Người em cứu chim, được chim trả ơn

Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

Người anh tham lam bị trừng trị

Người anh nhận ra lỗi lầm, đươc người em cưu mang.

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Non-bu và Heng-bu

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp: 

- Người em bị người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại.

- Người anh cứu chim, được chim trả ơn

- Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.

- Người anh tham lam bị trừng trị

- Người anh nhận ra lỗi lầm, được người em cưu mang

Câu 38 :

Vần được gieo trong đoạn thơ sau:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    lâu

  • B.

    âu

  • C.

    mày

  • D.

    đi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại tiếng cuối cùng của dòng lục và tiếng thứ sáu của dòng bát.

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao trên gieo vần “âu”

Câu 39 :

Thanh điệu đúng của bài ca dao sau là:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

  • A.

    Dòng 6: T – T – T

    Dòng 8: T – T – B - B

  • B.

    Dòng 6: B – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • C.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B – T – B - B

  • D.

    Dòng 6: T – T – B

    Dòng 8: B– B – T- T

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại thanh điệu

Lời giải chi tiết :

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

T – T - B

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

B – T – B - B

 

Câu 40 :

Đề tài nào dưới đây phù hợp với yêu cầu đề bài : Kể lại một trải nghiệm của bản thân?

  • A.

    Chuyến về thăm quê ngoại

  • B.

    Loài hoa em yêu thích

  • C.

    Một người mà em yêu quý

  • D.

    Cảnh đồng lúa buổi sáng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại các đề tài và xác định đề tài phù hợp

Lời giải chi tiết :

Đề tài “Chuyến về thăm quê ngoại” là đề tài phù hợp.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.