Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều - Đề số 5 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

  • A.

    Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành.

  • B.

    Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu.

  • C.

    Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

  • D.

    Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Câu 2 :

Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức, cách thức

  • B.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 3 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

[…]

     Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹo và giàu ý nghĩa.

(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)

  • A.

    Phân tích bố cục bài ca dao

  • B.

    Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao

  • C.

    Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao

  • D.

    Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có những cái đẹp nào?

Bầu trời

Cánh đồng  

Chẽn lúa

Cô gái

Tiếng chim

Câu 5 :

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?

  • A.

    Ru cho con người gần gũi nhau hơn

  • B.

    Ru cho trẻ con nín khóc

  • C.

    Ru cho cuộc sống sinh động

  • D.

    Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Để trình bày ý kiến của mình, các em cần xác định?

Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Đó là vấn đề gì?

Cần chú ý như thế nào khi nói.

Tâm trạng của người nghe

Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì?

Câu 7 :

Thơ lục bát là thể thơ mấy chữ?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Bảy chữ

  • C.

    Tám chữ

  • D.

    Câu 6 chữ và câu 8 chữ

Câu 8 :

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  được trích từ đâu?

  • A.

    Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

  • B.

    Người chiến sĩ

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Đất nước

Câu 9 :

Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có mấy cái đẹp?

  • A.

    Có 1 cái đẹp

  • B.

    Có 2 cái đẹp

  • C.

    Có 3 cái đẹp

  • D.

    Có 4 cái đẹp

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Đoạn văn có hình thức như thế nào?

  • A.

    Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

  • B.

    Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

  • C.

    Do nhiều câu tạo thành

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Ẩn dụ là gì?

  • A.

    Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

  • C.

    Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

  • D.

    Không xác định được

Câu 13 :

Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A.

    Buổi sáng mùa hè

  • B.

    Buổi tối mùa thu

  • C.

    Ngày giáp tết

  • D.

    Buổi chiều mùa đông

Câu 14 :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?

  • A.

    Tiếng thứ 5

  • B.

    Tiếng thứ 6 

  • C.

    Tiếng thứ 7

  • D.

    Tiếng thứ 8

Câu 15 :

Trong văn bản Về thăm mẹ, hình ảnh nào không được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai (từ câu 5 đến câu 8)?

  • A.

    Yếm đào

  • B.

    Chum tương 

  • C.

    Nón mê

  • D.

    Áo tơi

Câu 16 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Giặc đến. Thế nước rất nguy. Chú bé Gióng đã vươn vai đứng dậy, biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến mô típ truyền thống của truyện cổ dân gian.[…] Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

  • A.

    Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

  • B.

    Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

  • C.

    Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

  • D.

    Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về bài thơ À ơi tay mẹ đúng hay sai?

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý” 

Đúng
Sai
Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Kể lại trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một sự kiện đáng nhớ của em về người thân hoặc đối tượng nào đó, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Câu 20 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

 Chọn các đáp án đúng

Trong bước viết bài thơ, chúng ta cần lưu ý những gì?

Chọn bút và loại giấy thật đẹp

Lựa chọn từ ngữ thích hợp

Huy động nhiều sách vở, tài liệu

Vận dụng các biện pháp tu từ để làm thơ

Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp 

Câu 21 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A.

    Chủ ngữ

  • B.

    Vị ngữ

  • C.

    Bổ ngữ

  • D.

    Trạng ngữ

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Theo em, việc trình bày ý kiến về một vấn đề có cần thiết trong học tập hay không?

Không

Câu 23 :

Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong bài thơ?

  • A.

    Cho thấy được sự hi sinh của người mẹ

  • B.

    Khắc họa rõ tình yêu bao la của mẹ

  • C.

    Thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt

  • D.

    Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru

Câu 24 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói?

Mở đầu bài nói

Nội dung chính của bài nói

Kết thúc bài nói

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Lục bát là thể thơ dùng để viết về con người, không dùng để viết về những đối tượng khác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

      Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

  • A.

    Kết thúc một câu

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

  • C.

    Thông báo lời hội thoại

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 27 :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?

  • A.

    Con đối với mẹ

  • B.

    Mẹ đối với con

  • C.

    Người lính với người mẹ anh hùng

  • D.

    Cháu đối với bà

Câu 28 :

Dấu chấm phẩy được kí hiệu là gì?

  • A.

    .

  • B.

  • C.

     ;

  • D.

     :

Câu 29 :

Tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Bùi Mạnh Nhị

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 30 :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    2001

  • B.

    2002

  • C.

    2003

  • D.

    2004

Câu 31 :

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức

  • B.

    Ẩn dụ cách thức

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 32 :

 Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

      Ba năm, gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường. […] Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

  • A.

    Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

  • B.

    Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

  • C.

    Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

  • D.

    Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Câu 33 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là phương thức biểu cảm. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 34 :

Vẻ đẹp của một bài ca dao được trích từ đâu?

  • A.

    Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

  • B.

    Bình giảng ca dao

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Đất nước

Câu 35 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Dấu chấm phẩy có chức năng gì?

Kết thúc một câu

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Thông báo lời hội thoại

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 36 :

 Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó.

(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)

  • A.

    Phân tích bố cục bài ca dao

  • B.

    Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao

  • C.

    Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao

  • D.

    Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 37 :

Tác phẩm À ơi tay mẹ của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bình Nguyên

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Câu 38 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 39 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 40 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có văn xuôi mới sử dụng dấu chấm phẩy, thơ không sử dụng loại dấu này, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

  • A.

    Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành.

  • B.

    Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu.

  • C.

    Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

  • D.

    Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm đoạn văn 

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

Câu 2 :

Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức, cách thức

  • B.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ẩn dụ hình thức;

- Ẩn dụ cách thức;

- Ẩn dụ phẩm chất;

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 3 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

[…]

     Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹo và giàu ý nghĩa.

(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)

  • A.

    Phân tích bố cục bài ca dao

  • B.

    Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao

  • C.

    Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao

  • D.

    Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao

Câu 4 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có những cái đẹp nào?

Bầu trời

Cánh đồng  

Chẽn lúa

Cô gái

Tiếng chim

Đáp án

Cánh đồng  

Cô gái

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao có hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. 

Câu 5 :

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?

  • A.

    Ru cho con người gần gũi nhau hơn

  • B.

    Ru cho trẻ con nín khóc

  • C.

    Ru cho cuộc sống sinh động

  • D.

    Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại luận điểm nói về lời ru

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ.

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Để trình bày ý kiến của mình, các em cần xác định?

Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Đó là vấn đề gì?

Cần chú ý như thế nào khi nói.

Tâm trạng của người nghe

Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì?

Đáp án

Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Đó là vấn đề gì?

Cần chú ý như thế nào khi nói.

Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì?

Lời giải chi tiết :

Để trình bày ý kiến của mình, các em cần xác định:

- Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

- Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì?

- Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì?

- Cần chú ý như thế nào khi nói (âm lượng, tốc độ, tư thế, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ,...)?

=> Tâm trạng người nghe không phải là thứ chúng ta cần xác định khi chuẩn bị bài nói.

Câu 7 :

Thơ lục bát là thể thơ mấy chữ?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Bảy chữ

  • C.

    Tám chữ

  • D.

    Câu 6 chữ và câu 8 chữ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Thơ lục bát là thể thơ có câu 6 chữ và câu 8 chữ

Câu 8 :

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  được trích từ đâu?

  • A.

    Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

  • B.

    Người chiến sĩ

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Đất nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

Câu 9 :

Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có mấy cái đẹp?

  • A.

    Có 1 cái đẹp

  • B.

    Có 2 cái đẹp

  • C.

    Có 3 cái đẹp

  • D.

    Có 4 cái đẹp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao có hai cái đẹp. 

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên là đúng

Câu 11 :

Đoạn văn có hình thức như thế nào?

  • A.

    Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

  • B.

    Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

  • C.

    Do nhiều câu tạo thành

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Câu 12 :

Ẩn dụ là gì?

  • A.

    Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

  • C.

    Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 13 :

Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A.

    Buổi sáng mùa hè

  • B.

    Buổi tối mùa thu

  • C.

    Ngày giáp tết

  • D.

    Buổi chiều mùa đông

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Con về thăm mẹ chiều đông

Câu 14 :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?

  • A.

    Tiếng thứ 5

  • B.

    Tiếng thứ 6 

  • C.

    Tiếng thứ 7

  • D.

    Tiếng thứ 8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại phần đặc điểm thơ lục bát

Lời giải chi tiết :

Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát tiếp theo.

Câu 15 :

Trong văn bản Về thăm mẹ, hình ảnh nào không được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai (từ câu 5 đến câu 8)?

  • A.

    Yếm đào

  • B.

    Chum tương 

  • C.

    Nón mê

  • D.

    Áo tơi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Học thuộc thơ

Lời giải chi tiết :

Trong khổ thơ thứ hai không có sự xuất hiện của yếm đào.

Câu 16 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Giặc đến. Thế nước rất nguy. Chú bé Gióng đã vươn vai đứng dậy, biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến mô típ truyền thống của truyện cổ dân gian.[…] Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

  • A.

    Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

  • B.

    Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

  • C.

    Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

  • D.

    Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

Câu 17 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về bài thơ À ơi tay mẹ đúng hay sai?

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý” 

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý: chắt chiu, yêu thương, hi sinh….đến quên mình.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Kể lại trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một sự kiện đáng nhớ của em về người thân hoặc đối tượng nào đó, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại phần khái niệm của bài học

Lời giải chi tiết :

Kể lại trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một sự kiện đáng nhớ của em về người thân hoặc đối tượng nào đó.

Câu 19 :

Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A.

    Vắt cổ chày ra nước

  • B.

    Chó ăn đá, gà ăn sỏi

  • C.

    Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  • D.

    Lanh chanh như hành không muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào không phải thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Câu C là câu ca dao

Câu 20 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

 Chọn các đáp án đúng

Trong bước viết bài thơ, chúng ta cần lưu ý những gì?

Chọn bút và loại giấy thật đẹp

Lựa chọn từ ngữ thích hợp

Huy động nhiều sách vở, tài liệu

Vận dụng các biện pháp tu từ để làm thơ

Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp 

Đáp án

Lựa chọn từ ngữ thích hợp

Vận dụng các biện pháp tu từ để làm thơ

Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp 

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình viết

Lời giải chi tiết :

Cần lưu ý:

- Lựa chọn từ ngữ thích hợp thể hiện hình ảnh người mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em với người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,...

- Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thể thơ lục bát.

Câu 21 :

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

  • A.

    Chủ ngữ

  • B.

    Vị ngữ

  • C.

    Bổ ngữ

  • D.

    Trạng ngữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chia cấu trúc các thành phần câu

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ trong câu trên đóng vai trò vị ngữ

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Theo em, việc trình bày ý kiến về một vấn đề có cần thiết trong học tập hay không?

Không

Đáp án

Không

Phương pháp giải :

Dựa vào thực tế việc học tập, em đưa ra đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Việc trình bày ý kiến về một vấn đề rất quan trọng trong một số vấn đề cần phải đưa ra ý kiến của cá nhân mình.

Câu 23 :

Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong bài thơ?

  • A.

    Cho thấy được sự hi sinh của người mẹ

  • B.

    Khắc họa rõ tình yêu bao la của mẹ

  • C.

    Thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt

  • D.

    Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ âm điệu của từ ngữ, suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của sự lặp lại cụm từ "à ơi": Giúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.

Câu 24 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói?

Mở đầu bài nói

Nội dung chính của bài nói

Kết thúc bài nói

Đáp án

Nội dung chính của bài nói

Phương pháp giải :

Em xem lại phần hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Đó là phần được kể trong nội dung chính của bài nói.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Lục bát là thể thơ dùng để viết về con người, không dùng để viết về những đối tượng khác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em nhớ lại những bài thơ lục bát mà mình biết.

Lời giải chi tiết :

Thơ nào cũng có thể dùng để viết về nhiều đối tượng.

Câu 26 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

      Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

  • A.

    Kết thúc một câu

  • B.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

  • C.

    Thông báo lời hội thoại

  • D.

    Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy trong câu trên có tác dụng đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép.

Câu 27 :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?

  • A.

    Con đối với mẹ

  • B.

    Mẹ đối với con

  • C.

    Người lính với người mẹ anh hùng

  • D.

    Cháu đối với bà

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ đối với con

Câu 28 :

Dấu chấm phẩy được kí hiệu là gì?

  • A.

    .

  • B.

  • C.

     ;

  • D.

     :

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dấu chẩm phẩy “;”

Câu 29 :

Tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Nguyễn Đình Thi

  • C.

    Bùi Mạnh Nhị

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Lời giải chi tiết :

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  –  Bùi Mạnh Nhị

Câu 30 :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    2001

  • B.

    2002

  • C.

    2003

  • D.

    2004

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên được sáng tác năm 2003.

Câu 31 :

Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A.

    Ẩn dụ hình thức

  • B.

    Ẩn dụ cách thức

  • C.

    Ẩn dụ phẩm chất

  • D.

    Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các kiểu ẩn dụ đã biết để chọn đáp án

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> thị giác), tiếng chim ẩn dụ cho nhân cách con người

Câu 32 :

 Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

      Ba năm, gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường. […] Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

  • A.

    Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

  • B.

    Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

  • C.

    Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

  • D.

    Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

Câu 33 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là phương thức biểu cảm. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 34 :

Vẻ đẹp của một bài ca dao được trích từ đâu?

  • A.

    Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

  • B.

    Bình giảng ca dao

  • C.

    Dòng sông trong xanh

  • D.

    Đất nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trích Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục (1992)

Câu 35 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Dấu chấm phẩy có chức năng gì?

Kết thúc một câu

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Thông báo lời hội thoại

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Đáp án

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Lời giải chi tiết :

- Dấu chấm phẩy được dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 36 :

 Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó.

(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)

  • A.

    Phân tích bố cục bài ca dao

  • B.

    Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao

  • C.

    Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao

  • D.

    Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 37 :

Tác phẩm À ơi tay mẹ của tác giả nào?

  • A.

    Phan Trọng Luận

  • B.

    Lâm Thị Mỹ Dạ

  • C.

    Bình Nguyên

  • D.

    Nguyễn Đức Mậu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

À ơi tay mẹ – Bình Nguyên

Câu 38 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 39 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ẩn dụ phẩm chất

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ở phần B sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất (Bác Hồ và Mặt trời đều soi sáng cho nhân gian, đem những điều tốt đẹp đến cho con người).

Câu 40 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chỉ có văn xuôi mới sử dụng dấu chấm phẩy, thơ không sử dụng loại dấu này, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Dấu chấm phẩy không giới hạn cho loại hình văn học nào cả.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.